Thăm Ngã ba Cò Nòi - "túi bom" trên cung đường lên cứ điểm Điện Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2024 | 2:42:01 PM

Những ngày này, trên cung đường dẫn về Tây Bắc, du khách thường dừng chân ở Ngã ba Cò Nòi để thắp hương, tưởng nhớ công lao của các cựu thanh niên xung phong đã ngã xuống vì Tổ quốc. Nơi đây, dưới mưa bom, lửa đạn, họ đã hiên ngang, dũng cảm làm nhiệm vụ phá bom nổ chậm, thông đường, vận chuyển lương thực, vũ khí lên mặt trận Điện Biên Phủ.

Trên cung đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ, Ngã ba Cò Nòi (thuộc địa phận xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là "yết hầu” mà địch luôn quyết liệt ngăn chặn, cắt đứt. Ngã ba này nằm ở giao điểm giữa đường 13 từ căn cứ địa Việt Bắc sang và đường 41 (quốc lộ 6 hiện nay) từ đồng bằng, Liên khu 3, Liên khu 4 lên, "là một cửa ải tất cả người ra trận phải vượt qua”.



Máu của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong và nhân dân đã đổ xuống nơi "túi bom” này để viết lên khúc tráng ca bất diệt cho thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”...



Để ghi nhớ công ơn các liệt sĩ thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi lịch sử, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh Sơn La, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ngã ba Cò Nòi được chọn quy hoạch trở thành một địa danh lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ.



Khu tưởng niệm tâm linh có tổng diện tích lập quy hoạch rộng 10,51 ha, trong đó toàn bộ khu vực dự án được quy hoạch thành các khu chức năng chính gồm Khu vực chủ đề tưởng niệm, Khu công viên chứng tích và đất giao thông.



Tượng đài di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi là nơi khắc ghi lại mốc son lịch sử hào hùng của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 7/5/2002 trên diện tích 20.000 m2.



Tượng đài được xây dựng với nhóm tượng 3 nam thanh niên xung phong ở tư thế khác nhau. Cụm tượng làm bằng đá xanh, cao 12 m, đặt trên bệ khối đá nặng 280 tấn.



Hai bên tượng đài có hai bức phù điêu khắc họa các hình ảnh thể hiện tinh thần "tât cả cho tiền tuyến", "tất cả để chiến thắng" của quân và dân ta trước thực dân Pháp. Mỗi bức phù điêu có diện tích 42 m2, nặng đến 52 tấn.



Các bức phù điêu tái hiện lại hình ảnh quân và dân chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ, sức mạnh của lực lượng thanh niên xung phong trong việc san lấp hố bom, thông đường, kéo pháo…



Em Cầm Phương Thảo (bên phải) và Vũ Ánh Quỳnh (học sinh trường THPT Mai Sơn) cùng chia sẻ: ''Cha ông ta đã có công dựng nước, giữ nước nên thế hệ trẻ các em cần phải cùng nhau giữ nước. Các em hứa đoàn kết và không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển''.



Khu vực Nhà trưng bày hiện vật Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi hiện bảo quản 28 hiện vật, trong đó có 15 hiện vật và 13 tư liệu ảnh.



Ký sự hành quân của đồng chí Nguyễn Đức Nhật



"Thư gửi u" của một thanh niên xung phong khi làm nhiệm vụ tại Tây Bắc.



Áo trấn thủ, mũ dang của thanh niên xung phong sử dụng khi làm nhiệm vụ tại Ngã ba Cò Nòi. Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2004, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

(Theo TPO)

Các tin khác
Nhiều trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các tiết học ngoại khóa tại Di tích lịch sử Khu ủy Tây Bắc.

Những ngày này về với các huyện, thị xã phía Tây, mới thấy được không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của nhân dân, nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ông Phan Như Lục gìn giữ giấy chứng nhận được tặng thưởng Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên.

Ông Phan Như Lục, sinh năm 1931, ở tổ 3, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái là chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Giờ đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về những ngày chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ ông vẫn còn mãi trong ông. Bởi những năm tháng hào hùng đó, ông đã được góp sức mình cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc, nhất là được góp phần làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

'Đào, Phở và Piano' mở màn Tuần phim chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

“Đào, Phở và Piano” (phim truyện), “Ký ức những người truyền lửa” (phim tài liệu) được lựa chọn để mở màn Tuần phim chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục