Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Ký ức Điện Biên..." diễn ra tại Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2024 | 7:31:35 AM

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Ký ức Điện Biên...". Chương trình diễn ra vào 20h tối 4-5-2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954 đi vào lịch sử dân tộc ghi dấu đỉnh cao của trí tuệ quân sự Việt Nam, chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng. Mỗi người dân Việt Nam khi nhắc đến chiến thắng vĩ đại của dân tộc đều không thể quên mốc son lịch sử chói lọi này với niềm tự hào và kiêu hãnh. Chương trình "Ký ức Điện Biên..." được thực hiện cũng với ý nghĩ hướng về dấu mốc 70 năm kỷ niệm chiến thắng vĩ đại này.

Đại diện Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam cho biết, chương trình có sự tham gia của dàn nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Quốc Hưng, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Xuân Hảo, Hoàng Viết Danh, Thanh Thảo, Trung Sỹ, Huệ Thương, nhóm Thời gian, nhóm Phương Nam…

Đảm nhận khâu kịch bản và Tổng đạo diễn chương trình, NSND Trần Bình chia sẻ, đêm diễn làm sống lại những thời khắc hào hùng của lịch sử dân tộc cách đây 7 thập kỷ qua những khúc tráng ca nhưng cũng không kém phần lãng mạn như: "Bộ đội về làng", "Em bé Mường La", "Tình ca Tây Bắc"… qua đó khơi gợi lại niềm tự hào dân tộc đối với các thế hệ khán giả.

Theo đó, mở đầu chương trình là chùm ca khúc về Điện Biên hôm nay: "Tình ca Tây Bắc”, "Tiếng Khèn mùa ban nở”...và sáng tác mới của nhạc sĩ Tùng Lâm có tựa đề "Ký ức Điện Biên”. Tiếp đến là không gian âm nhạc được tạo nên bởi các liên khúc đi cùng năm tháng được đầu tư dàn dựng công phu, thể hiện bối cảnh sống, chiến đấu anh dung của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

Đồng hành cùng chương trình, NSND Quốc Hưng bày tỏ, anh thấy rất vinh dự và tự hào khi tham gia sự kiện có ý nghĩa đặc biệt này. Cũng theo nam nghệ sĩ, anh sẽ thể hiện trên sân khấu tác phẩm "Trên đồi Him Lam" của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận và "Bình Trị Thiên khói lửa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. NSND Quốc Hưng chia sẻ, "Trên đồi Him Lam” là bài hát phù hợp với giọng hát của anh, bài hát từng được Đài Truyền hình Việt Nam và tỉnh Điện Biên ghi hình làm MV và trong chương trình, anh sẽ thể hiện lại nhạc phẩm này. Trong khi đó, ca khúc "Bình Trị Thiên khói lửa” của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương là tác phẩm kinh điển trong âm nhạc Việt Nam, mang ý nghĩa sâu sắc và lần này sẽ có bản phối mới thể hiện sự hiện đại và hoành tráng hơn.

Bên cạnh đó, ca sĩ Viết Danh xúc động chia sẻ, anh thấy may mắn, hạnh phúc và tự hào trong những ngày cùng quân và dân cả nước hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên. Nam ca sĩ tâm sự, anh là một người lính - nghệ sĩ nên niềm tự hào càng lớn hơn khi được hát ca khúc về Điện Biên và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, về các anh hùng thời kỳ đó.

"Với các ca khúc mà Viết Danh biểu diễn trong chương trình mang giai điệu hào hùng, cảm xúc và đi vào lòng người, in sâu trong trái tim mỗi người Việt Nam, không chỉ là những người từng sống và chiến đấu ở Điện Biên. Khi giai điệu cất lên, mọi người như sống lại những khoảnh khắc lịch sử đó.” – nam ca sĩ bộc bạch.

Tuy nhiên, biểu diễn tác phẩm đi cùng năm tháng, in dấu trong lòng người, gắn với tên tuổi của các nghệ sĩ lớn cũng tạo cho nghệ sĩ Viết Danh không ít thách thức. Tuy nhiên, nam ca sĩ cho biết, anh luôn nỗ lực tìm cách tạo hơi thở mới, phối khí lại tác phẩm, có sự sáng tạo phù hợp, làm mới nhưng vẫn giữ chất truyền thống của ca khúc, vẫn là sự hào hùng, tình cảm, nhằm để lại dấu ấn với thế hệ đi trước, vừa để thế hệ bây giờ cảm nhận tác phẩm dễ hơn, sâu sắc hơn.

Đêm nhạc "Ký ức Điện Biên..." diễn ra vào tối 4-5-2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vé xem chương trình được bán với các mức giá từ 700.000 đến 1.800.000 đồng/vé.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác

Ngày 7.5.1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái - những tư liệu trưng bày gồm hình ảnh và hiện vật gốc về bối cảnh lịch sử, chiến thắng và chiến công của quân dân cả nước cũng như những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã cho nhân dân và du khách có cái nhìn tổng quan về những năm tháng chiến tranh ác liệt mà đầy quả cảm, làm nên chiến thắng lịch sử này.

Bài học về tầm nhìn chiến lược trong trận Điện Biên Phủ còn nguyên giá trị. Ảnh: Tư liệu

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kỳ tích, biến cái không thể thành có thể, biến điều chưa từng có tiền lệ trở thành những trang sử hào hùng. Điện Biên Phủ và chuyển đổi số là những kỳ tích như thế…

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc  - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ tư từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham quan mô hình vũ khí thực hành huấn luyện tại Lễ ra quân huấn luyện tỉnh Yên Bái năm 2024.

Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn còn nhớ như in những hình ảnh mình đã được chứng kiến từ thuở bé, đó là hình ảnh người ông ngoại Phạm Văn Xiển, thương binh 2/4 ở số nhà 14, đường Nguyễn Khắc Nhu, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái trở về đời thường làm một người nông dân với rất nhiều công việc.

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua (1954-2024), nhưng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục