Mai Sơn tổng lực chặn dịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/6/2019 | 8:48:52 AM

YênBái - Tổng đàn lợn của xã Mai Sơn (Lục Yên) hiện có khoảng 1.670 con, tập trung nhiều ở các thôn Sơn Tây, Sơn Bắc, Sơn Nam…

Cán bộ nông nghiệp huyện Lục Yên tăng cường kiểm tra và hướng dẫn các biện pháp bảo vệ đàn lợn tại xã Mai Sơn.
Cán bộ nông nghiệp huyện Lục Yên tăng cường kiểm tra và hướng dẫn các biện pháp bảo vệ đàn lợn tại xã Mai Sơn.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP), nhất là sau khi huyện Lục Yên có 4 xã xuất hiện ổ dịch, trong đó, xã Lâm Thượng là địa bàn giáp ranh đã có 23 con lợn bị nhiễm bệnh nên nguy cơ lây lan dịch sang Mai Sơn rất lớn. Do vậy, xã Mai Sơn đang huy động tổng lực các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân triển khai các giải pháp ngăn chặn BDTLCP xâm nhập địa bàn.

Những ngày này, gia đình ông Đào Ngọc Toản - Trưởng thôn Sơn Tây, đang triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn lợn của mình khi các xã lân cận là Lâm Thượng, Tân Phượng đã xuất hiện BDTLCP. 

Ông cho biết: "Hiện, gia đình tôi chỉ còn 2 lợn nái và 9 lợn con. Để bảo vệ đàn lợn, tôi cho phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi 2 lần/tuần đồng thời không cho người khác vào khu vực chuồng chăn nuôi về vệ sinh chuồng trại sạch sẽ”. 

Cũng theo ông Toản, toàn thôn Sơn Tây có trên 200 đầu lợn, trong đó, chỉ có vài hộ là còn trên chục con, còn lại rải rác mỗi hộ 2 - 3 con. Để ngăn chặn BDTLCP xâm nhập vào địa bàn, ngay sau khi có chỉ đạo của huyện, UBND xã Mai Sơn, ông Toản đã họp thôn, tuyên truyền, nhắc nhở bà con phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi, bám sát tình hình phát triển của đàn lợn để triển khai các biện pháp phòng tránh. 

Được biết, tổng đàn lợn của xã Mai Sơn hiện có khoảng 1.670 con, tập trung nhiều ở các thôn Sơn Tây, Sơn Bắc, Sơn Nam… 

Ngay khi BDTLCP xuất hiện ở các địa phương trong tỉnh, nhất là tại xã Lâm Thượng, Tân Phượng, Liễu Đô, Khai Trung của huyện Lục Yên, xã Mai Sơn đã yêu cầu các trưởng thôn, đoàn thể phối hợp thống kê và giám sát chặt chẽ đàn gia súc, đặc biệt là đàn lợn và báo cáo hàng ngày cho UBND xã; 

Phối hợp chặt chẽ với cán bộ thú y và các thành viên ban chỉ đạo quản lý chặt chẽ những con lợn có triệu chứng lâm sàng nghi mắc BDTLCP tuyệt đối không để người dân bán chạy, bán tháo ra bên ngoài.

Tuyên truyền cho bà con trong thôn không giấu dịch, tích cực vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng và tiêu độc khu vực chăn nuôi, khu vực giết mổ, phương tiện vận chuyển ít nhất 2 lần/tuần để tránh dịch bệnh xâm nhập, phát sinh và lây lan, tích cực tiêm phòng vắc - xin dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho đàn lợn giúp có sức đề kháng cao, hạn chế dịch bệnh lây nhiễm… 

Bên cạnh đó, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật của xã hướng dẫn, thực hiện phòng, chống BDTLCP cho các hộ chăn nuôi thông qua vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng, tuyên truyền cho nhân dân không giết mổ, buôn bán, tiêu thụ hoặc vứt xác động vật bị chết, bị bệnh ra môi trường; trực tiếp xuống thôn và phối hợp với các đồng chí trưởng thôn, ban, ngành, đoàn thể kiểm tra, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn và thực hiện phòng chống BDTLCP tại các thôn. 

Ông Âu Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: "Cùng với những giải pháp đã triển khai, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, buôn bán lợn và sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc vào địa phương; theo dõi, giám sát đàn lợn của địa phương, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; thành lập tổ công tác hoặc chốt kiểm dịch tạm thời để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào địa bàn xã”.

Tuy nhiên, để bảo vệ đàn lợn của mình, mỗi người dân, cơ sở giết mổ cần thường xuyên vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng hoặc rắc vôi bột chuồng trại chăn nuôi và cơ sở giết mổ; tích cực áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; khi lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương để có các biện pháp xử lý, tiêu hủy…

Hùng Cường

Các tin khác
Những con lợn khỏe mạnh sẽ được giết mổ và cấp đông theo quy chuẩn để phục vụ nhu cầu của người dân trong thời gian tới. (Ảnh minh họa)

Phức tạp và lây lan nhanh, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã phủ gần kín cả nước khi đã có 52 tỉnh có dịch, gần 2,2 triệu con lợn bị tiêu hủy.

Là địa phương thứ 7 tại đồng đòng bằng sông Cửu Long phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi, đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã có 4 ổ dịch với tổng cộng 83 con lợn bị tiêu hủy.

(Ảnh minh họa)

Tỉnh Bạc Liêu phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại một hộ dân ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân tiêu hủy lợn mắc dịch tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Trong ngày hôm nay (31/5), trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thêm 4 xã của 3 huyện, thị có dịch tả lợn châu Phi là Phù Nham, Sơn Thịnh (huyện Văn Chấn); thị trấn Cổ Phúc (huyện Trấn Yên) và xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục