Không nên tái đàn khi vẫn còn dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/7/2019 | 8:51:06 AM

Tả lợn đã xuất hiện cả trăm năm, có tới 23 chủng biến thể nay lại là mùa mưa nên việc tái đàn cực kỳ nguy hiểm.

Trong lúc này, ngoài việc chống dịch tả lợn châu Phi, ngăn ngừa lây lan thì mối quan tâm lớn nhất của người dân là làm sao để khôi phục sản xuất. Các chuyên gia thú y khuyến cáo người dân chăn nuôi không nên vội vàng tái đàn vào thời điểm này.

Tả lợn đã xuất hiện cả trăm năm, có tới 23 chủng biến thể nay lại là mùa mưa nên việc tái đàn cực kỳ nguy hiểm. Lựa chọn hướng đi mới, chuyển sang vật nuôi khác, dù là khó khăn nhưng cần thiết nhất lúc này. 

Lời khuyên của các chuyên gia là khi chuyển đổi, người chăn nuôi cũng nên tuân thủ khuyến cáo, thực hiện tiêm phòng đầy đủ để tránh rủi ro bởi ngoài dịch tả lợn châu Phi, hiện nay các loại dịch bệnh khác như cúm gia cầm, lợn tai xanh… vẫn xảy ra ở một số địa phương.

Tính đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 61 tỉnh, thành trên cả nước. Số lợn phải tiêu hủy là hơn 2,84 triệu con, chiếm khoảng 10% tổng đàn. Đây là con số rất lớn nhưng theo đại diện Cục Chăn nuôi, điều này không đáng ngại và không ảnh hưởng nhiều về nguồn cung thịt lợn từ nay tới cuối năm. 

(Theo VTV)

Các tin khác
Ngành chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
của gia đình ông Nguyễn Văn Tiễn

Tính đến sáng 2/7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 61 tỉnh, thành trên cả nước. Bến Tre là tỉnh cuối cùng ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiễm dịch tả heo châu Phi.

Lợn bị bệnh Dịch tả lợn châu Phi được chôn lấp.

Sáng 2-7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức cuộc họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vắc xin, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Trước thực tế bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn ra ở 55/63 tỉnh, thành phố, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vừa cho biết, Bộ sẽ kiểm tra ở một số địa phương. Mục đích nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tiêu hủy lợn bệnh dịch để tránh gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Phun hóa chất tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi.

Đối với lợn con, lợn thịt các loại, Nhà nước hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi; đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác, Nhà nước hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục