Bộ Y tế Nga loại bỏ 2 nhãn thuốc khỏi phác đồ điều trị COVID-19

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/9/2020 | 2:32:45 PM

Hai nhãn thuốc lopinavir và ritonavir đã bị Bộ Y tế Nga loại bỏ ra khỏi các phác đồ do không cho thấy đủ hiệu quả trong điều trị COVID-19.

Vắcxin ngừa COVID-19 của Nga do Viện Gamaleya nghiên cứu và phát triển.
Vắcxin ngừa COVID-19 của Nga do Viện Gamaleya nghiên cứu và phát triển.

Ngày 3/9, Bộ Y tế Nga đã công bố các hướng dẫn cập nhật về điều trị COVID-19, theo đó hai loại thuốc điều trị đã bị đưa ra khỏi hướng dẫn này do không cho thấy hiệu quả trong việc chữa bệnh.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, hướng dẫn cho biết hai loại thuốc lopinavir và ritonavir đã bị loại bỏ ra khỏi các phác đồ do không cho thấy đủ hiệu quả trong điều trị COVID-19.

Trong khi đó, thuốc hydroxychloroquine vẫn có trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ở thể nhẹ và trung bình.

Thêm vào đó, một loại thuốc mới của Nga dùng để điều trị chống viêm toàn thân là Levilimab được đưa vào phác đồ điều trị.

Tổng cộng, danh sách các loại thuốc được khuyến cáo để điều trị COVID-19 gồm 6 loại: favipiravir, hydroxychloroquine, azithromycin (kết hợp với hydroxychloroquine), interferon-alpha, remdesivir và umifenovir.

Ngoài ra, Bộ Y tế Nga cũng đưa vào hướng dẫn một phần mới về các chỉ định và chống chỉ định sử dụng vắcxin của Viện Gamaleya cũng như danh sách các nhóm ưu tiên tiêm chủng.

Hôm 11/8, Tổng thống Vladimir Putin thông báo Nga đã đăng ký lưu hành loại vắcxin COVID-19 đầu tiên trên thế giới do nước này sản xuất với tên giuh "Sputnik V."

Vắcxin bắt đầu được đưa vào sản xuất từ ngày 15/8, trong đó các bác sỹ và người dân thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ được tiêm đầu tiên, đến khoảng giữa tháng 9 sẽ bắt đầu tiêm chủng hàng loạt cho người dân.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 ở châu Á.

Châu Á hiện là một trong những điểm nóng bùng phát dịch Covid-19 và số người chết vì đại dịch này tại đây đã vượt mốc 100.000 người.

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về lãnh chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài.

Đề cao cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, tuân thủ nghiêm túc các phương pháp, quy định về phòng, chống dịch; xác định việc chống dịch là lâu dài và phải dần hình thành thói quen, nếp sống, văn hóa trong sinh hoạt, giao tiếp xã hội phù hợp.

Người lao động Thái Lan đeo khẩu trang đi trên vỉa hè ở Bangkok, Thái Lan ngày 3/9.

Sau hơn 100 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, ngày 3/9 Thái Lan đã ghi nhận ca mắc đầu tiên.

Bản tin 6h ngày 4/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục