Bộ Y tế đảm bảo không thiếu hụt vaccine ngừa Covid-19
- Cập nhật: Thứ tư, 24/2/2021 | 2:25:27 PM
Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo đề xuất với Chính phủ về tiến độ mua vaccine trong năm nay. Theo đó quý I-2021 là 1,3 triệu liều; quý II-2021 là 9,5 triệu; quý III-2021 là 25,9 triệu và quý IV-2021 là 51,1 triệu. Như vậy, nếu theo phương án này thì năm nay, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine, đảm bảo tiêm cho mọi người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về Covid-19 ngày 24-2.
|
Ngay trong sáng 24-2, đã có 117.000 liều vaccine đầu tiên mua của hãng Astra Zeneca về đến TPHCM.
Về nguồn vaccine, Bộ Y tế đã làm việc với một số hãng để nhập khẩu.
Theo đó, nguồn thứ nhất là COVAX có thể cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm nay.
Nguồn thứ hai là nhập khẩu của Astra Zeneca với số lượng 30 triệu liều.
Nguồn thứ ba là của Nhà sản xuất Pfizer, hãng có thể cung cấp cho nước ta 30 triệu liều trong năm nay. Tuy nhiên, vaccine này phải bảo quản ở nhiệt độ -75 °C và phải tiêm 5 ngày sau khi rã đông. Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy họ phải hủy 50% số vaccine do yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản, vận chuyển, rã đông, trong khi nước ta thiếu hệ thống bảo quản lạnh -75 °C.
Với vaccine của Nga, thông tin ban đầu cho thấy hãng của Nga có thể cung cấp tới 60 triệu liều cho Việt Nam. |
Từ ngày 25-1-2021 đến 16 giờ ngày 23-2, đã ghi nhận 809 trường hợp mắc trong nước tại 13 tỉnh, thành phố. Trong đó tất cả 12 tỉnh, thành phố đều có ca bệnh liên quan đến ổ dịch tại Hải Dương (là người trở về từ Hải Dương hoặc tiếp xúc với F0).
Tổng số tích lũy trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 của Việt Nam là 2.401, trong đó có 1.469 ca trong nước. Đến nay có 1.717 trường hợp khỏi bệnh, ra viện (chiếm 70%), đang điều trị 640 trường hợp (chiếm 29,5%); hầu hết các bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng (chiếm 82,5%), biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 14,7% và 19 trường hợp (2,7%) tiên lượng nặng, nguy kịch.
10 tỉnh, thành phố nhiều ngày qua không ghi nhận ca mắc mới, gồm: Hòa Bình (25 ngày), Điện Biên (20 ngày), Hà Giang (20 ngày), Bình Dương (19 ngày), Hưng Yên (17 ngày), Bắc Giang (15 ngày), Gia Lai (14 ngày), Bắc Ninh (13 ngày), TPHCM (12 ngày) và Hà Nội (9 ngày).
Riêng tại Hải Dương, tính đến nay đã qua 8 ngày giãn cách xã hội toàn tỉnh (từ ngày 16-2), 4 ngày gần đây số ca mắc mới trong ngày đã có dấu hiệu giảm (trung bình 9 ca/ngày); hầu hết các trường hợp này là F1 và đã được cách ly tập trung từ trước. Số ca dương tính giảm rõ rệt trong khu cách ly và khu phong tỏa.
Trong 5 ổ dịch chính, 2 ổ dịch tại Kinh Môn và Nam Sách cơ bản đã được khống chế khi trong mấy ngày vừa qua chỉ rải rác 1 đến 2 ca trong ngày; ổ dịch tại Chí Linh và Cẩm Giàng đã có dấu hiệu khả quan hơn khi 3 ngày gần đấy số ca trong ngày đã giảm xuống dưới 5 ca; ổ dịch tại TP Hải Dương cần tiếp tục theo dõi sát khi ghi nhận ca bệnh trong cùng một gia đình được phát hiện thông qua giám sát triệu chứng.
Đối với ổ dịch thứ 6, ổ dịch mới tại xã Kim Liên, huyện Kim Thành, đến nay đã ghi nhận 13 ca mắc mới, xuất phát từ 1 trường hợp dương tính đầu tiên được phát hiện thông qua rà soát, sàng lọc tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành. |
Các tin khác
Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương vừa có văn bản về việc thực hiện khai báo y tế, truy vết các trường hợp F1 của bệnh nhân COVID-19.
Yên Bái yêu cầu rà soát các trường hợp có liên quan đến bệnh nhân COVID-19 theo thông báo của Sở Y tế Hải Phòng. Nội dung như sau:
Tàu Ocean Amazing từ Indonesia đi giao hàng, khi ngang qua vùng biển Việt Nam thì 1 trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân, qua xét nghiệm có 5 người trên tàu dương tính với SARS-CoV-2.
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên được nhập khẩu chính thức về Việt Nam vào sáng 24/2, đây là tin vui cho cuộc chiến sớm đẩy lùi tiến tới chấm dứt đại dịch.