Không đeo khẩu trang tại nơi công cộng phòng chống dịch sẽ bị "phạt nguội"

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/3/2021 | 6:10:57 AM

Cơ quan có thẩm quyền vẫn được phép "phạt nguội" những trường hợp người không đeo khẩu trang dựa vào video, hình ảnh...

Dịch COVID-19 vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, mặc dù đã có lộ trình tiêm vaccine nhưng người dân tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt là lơ là công tác phòng dịch, ví dụ như đeo khẩu trang nơi công cộng. Thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp người dân bị lực lượng chức năng xử phạt nặng do không đeo khẩu trang. Bên cạnh việc xử phạt tại chỗ, những người không đeo khẩu trang cũng có thể bị "phạt nguội" nếu không chấp hành quy định chống dịch.

Cụ thể, cơ quan chức năng xử phạt có thể làm việc kiểm tra phát hiện trực tiếp; hoặc "phạt nguội" qua thông tin hình ảnh trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hoặc do quần chúng nhân dân cung cấp.

Theo điểm a khoản 1 điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Khoản 1 điều 3 Luật này cũng nêu rõ, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Như vậy, trường hợp người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng, chống COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn được phép "phạt nguội" dựa vào video, hình ảnh... do chính mình hay nhân dân cung cấp.

Tuy vậy, nếu hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (tối đa một năm) hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt.

Việc xử lý vi phạm hành chính dựa trên các chứng cứ là hình ảnh sẽ phải thận trọng xác minh làm rõ hình ảnh đó được ghi, được chụp ở thời điểm nào. Bởi việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 kéo dài và mỗi địa phương, mỗi thời điểm lại có những quy định khác nhau.

Tại thời điểm mà địa phương quy định bắt buộc phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân trong đó có đeo khẩu trang nơi công cộng mà cá nhân không chấp hành thì lúc đó mới có cơ sở để xử phạt. Còn các hình ảnh trên tivi, mạng xã hội về việc nhiều người không đeo khẩu trang nơi công cộng thì phải làm rõ là những hình ảnh đó thực hiện thời điểm nào, có vi phạm pháp luật hay không thì mới xử lý. Tránh trường hợp xử lý thiếu căn cứ, dẫn đến khiếu kiện, gây bức xúc trong dư luận.

Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế sẽ tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch từ ngày 15/11/2020.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
(Theo VTV)

Các tin khác

Ngày 8-3, bốn cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế thành phố Hải Dương và Trung tâm Y tế huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 theo đúng tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 và Quyết định số 1467/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022.

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho người tham gia phòng chống dịch ở Hải Dương sáng 8-3-2021

Theo bản tin 18h chiều 8-3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, có 12 ca mắc COVID-19 mới với 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bình Dương, Ninh Thuận và TP.HCM.

Ảnh minh hoạ.

Ngày 8/3, UBND tỉnh Yên Bái đã có Công văn hoả tốc số 581 về việc xây dựng Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Baghdad, Iraq, ngày 7/3/2021.

Theo ước tính của hãng tin TASS (Nga) dựa trên các báo cáo truyền thông, chính phủ và chuyên gia, trên 300 triệu người trên toàn thế giới đã được tiêm chủng vaccine ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục