Triều Tiên ghi nhận thêm hơn 262.000 ca sốt, tăng cường sản xuất thuốc, thiết bị y tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/5/2022 | 2:29:25 PM

Triều Tiên cho biết đang tăng cường sản xuất thuốc và thiết bị y tế để đối phó với dịch bệnh. Một trong số các loại thuốc đó gồm nhiều loại thuốc cổ truyền giúp giảm sốt và đau.

Quân đội Triều Tiên tham gia phân phối thuốc cho người dân tại Bình Nhưỡng.
Quân đội Triều Tiên tham gia phân phối thuốc cho người dân tại Bình Nhưỡng.

Ngày 19-5, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết các nhà máy ở nước này đang sản xuất thêm nhiều loại thuốc, nhiệt kế và các vật tư y tế khác ở thủ đô Bình Nhưỡng và những khu vực lân cận. Trên cả nước cũng lập nhiều khu cách ly hơn và tăng cường khử trùng.

"Hàng nghìn tấn muối đã được vận chuyển khẩn cấp tới thành phố Bình Nhưỡng để sản xuất dung dịch sát trùng", KCNA đưa tin.

Triều Tiên cũng đẩy mạnh sản xuất các loại thuốc cổ truyền giúp giảm đau, sốt mà theo KCNA là "có hiệu quả trong việc phòng và chữa căn bệnh quái ác".

Theo Hãng tin Reuters, Triều Tiên không có chiến dịch tiêm chủng quốc gia và điều trị COVID-19. Thay vào đó, các phương tiện truyền thông nhà nước khuyến khích bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh cũng như các biện pháp súc miệng nước muối, hoặc uống một số loại trà.

Tính đến tối 18-5, Triều Tiên ghi nhận thêm hơn 262.270 ca có triệu chứng sốt và 1 ca tử vong, nâng tổng số lên 1,978 triệu ca sốt và 63 ca tử vong. KCNA không nói rõ có bao nhiêu ca trong số này dương tính với COVID-19.

Triều Tiên đang đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng. Giữa tuần trước, nước này công bố các ca mắc bệnh đầu tiên sau gần 2 năm khẳng định không có dịch bệnh. 

Bình Nhưỡng đã huy động mọi nguồn lực để chống dịch, bao gồm triển khai các lực lượng quân đội để vận chuyển thuốc xuyên suốt 24 giờ, lập khoảng 500 nhóm phản ứng để xác định và điều trị các bệnh nhân.

Ngày 17-5, nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại cuộc họp với Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên chỉ trích "sự non kém" trong việc đương đầu với khủng hoảng từ giai đoạn đầu, và phản ứng chậm chạp, thiếu tích cực của các quan chức lãnh đạo đất nước đã khiến việc chống dịch thêm phức tạp.

Ông kêu gọi "nỗ lực gấp đôi" để ổn định cuộc sống của người dân và nhấn mạnh sự cần thiết phải "tổ chức chặt chẽ hơn công việc để hỗ trợ các điều kiện sống và cung cấp nhu cầu thiết yếu hằng ngày".

Trước đó, Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về tình hình dịch COVID-19 tại Triều Tiên, do tỉ lệ tiêm ngừa thấp và các vấn đề khác tại nước này. Nước láng giềng Hàn Quốc cũng đã đề nghị hỗ trợ y tế, gồm vắc xin, khẩu trang, bộ xét nghiệm và hợp tác công nghệ với Triều Tiên.

(Theo Tin tức)

Các tin khác

Sở Y tế tỉnh Yên Bái vừa ban hành Thông báo số 85/TB-SYT thông báo về cấp độ dịch của tỉnh Yên Bái theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế (Tính đến 10h00 ngày 17/5/2022).

Ngày 17/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép vaccine COVID-19 của Pfizer-BionTech làm mũi tiêm bổ sung cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công văn khẩn số 498/DP-DT về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam, gửi sở y tế các tỉnh, thành phố.

Người dân Thượng Hải đi mua sắm tại một cửa hàng của Sam's Club tại Khu Mới Phố Đông.

Ngày 17/5, giới chức Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết thành phố đã chính thức đạt “không Covid-19” ở cấp cộng đồng. Trước đó, Thượng Hải đặt mục tiêu khôi phục hoàn toàn sản xuất, sinh hoạt trong tháng 6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục