EU công nhận COVID-19 là bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 2:35:01 PM

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết các đại diện từ các quốc gia thành viên, người lao động và người sử dụng lao động tham gia Ủy ban Cố vấn của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (ACSH) đã đạt thỏa thuận về sự cần thiết phải công nhận COVID-19 là một bệnh nghề nghiệp trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội và giúp việc tại nhà, bởi trong bối cảnh đại dịch, người lao động trong các lĩnh vực này phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu.

Danh sách bệnh nghề nghiệp của EU được cập nhật nhân dịp này. Do đó, EC sẽ phải cập nhật khuyến nghị đưa ra năm 2003 về bệnh nghề nghiệp theo như cam kết của ủy ban này hồi tháng 6/2021 bằng cách trình bày một chiến lược mới về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.

Mục đích là để các quốc gia thành viên điều chỉnh luật pháp quốc gia phù hợp với khuyến nghị cập nhật. Sau khi COVID-19 được công nhận là bệnh nghề nghiệp ở một quốc gia thành viên, người lao động trong các lĩnh vực liên quan mắc bệnh tại nơi làm việc có thể được hưởng các quyền cụ thể.

ACSH khuyến nghị EC thêm mục mới "408” vào khuyến nghị này, nhấn manh: "Hầu hết các quốc gia thành viên đã báo cáo với Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) rằng họ công nhận COVID-19 là một bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn tại nơi làm việc, phù hợp với các điều kiện được xác định ở cấp quốc gia. Do đó, việc cập nhật khuyến nghị sẽ góp phần đạt được một sự nhất quán hơn ở cấp độ EU trong vấn đề này ”.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Logo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tên gọi được viết bằng tiếng Trung Quốc tại trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết vaccine Convidecia ngừa COVID-19 của hãng dược Trung Quốc CanSinoBIO có hiệu quả 64% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng và hiệu quả 92% trong việc ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Southfield, Michigan, Mỹ.

Theo Ủy ban Tiêm chủng thường trực của Đức, việc sử dụng vaccine ở trẻ em từ 5-11 tuổi với nồng độ chỉ 10 microgam mỗi liều làm giảm 90,7% nguy cơ mắc COVID-19.

Nhân viên y tế phun khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19 tại một cửa hàng ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Triều Tiên đã ghi nhận thêm hơn 260.000 ca nghi mắc COVID-19, nâng tổng số trường hợp có triệu chứng sốt tại nước này lên hơn 2 triệu ca.

Ngày 19/5, ông Ahmed Ogwell - quyền giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (CDC), cảnh báo rằng có khả năng một biến thể Covid-19 mới sẽ xuất hiện ở Châu Phi trong tương lai gần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục