Nguy cơ ngộ độc, ung thư từ bánh mứt Tết bị nấm mốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/1/2023 | 7:31:46 AM

Chuyên gia khuyến cáo, việc nhiều người dân sử dụng bánh mứt bị mốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc, ung thư.

Bánh mứt - món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng ngày Tết
Bánh mứt - món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng ngày Tết

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, nhiều người thường cho rằng chất độc có trong thực phẩm và vi khuẩn gây bệnh, mà không biết là nấm mốc cùng độc tố của chúng cũng rất nguy hiểm. Khoa học đã chứng minh, ăn thức ăn nhiễm nấm mốc có thể xảy ra ngộ độc cấp tính, thậm chí ngộ độc mạn tính nếu cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ nấm mốc và độc tố nấm.

Theo bác sĩ Tiến, ước tính gần 40% loài nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố, mức độ khác nhau nên gây bệnh khác nhau. Loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng... Độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận... Do đó, thực phẩm bị nấm mốc thì không nên ăn.

Đặc biệt, các loại bánh ngọt, mứt được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau: bột, đường, bơ, sữa, trứng… sau khi được chế biến thành sản phẩm đều đã được tiệt khuẩn, có thể sử dụng được, nhưng nếu để lâu, bảo quản kém, sẽ dễ bị hỏng do vi sinh vật và nấm mốc, nhất là loại bánh kem và các loại mứt.

Khi mứt hút ẩm chảy nước là sắp hỏng. Đấy là yếu tốt thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển làm hỏng mứt và bánh ngọt. Thường thấy nhất là nấm men ưa đường gây nứt nẻ và làm bánh mất mùi vị, màu sắc đặc trưng.

Trên bề mặt bánh ngọt để lâu xuất hiện những loại nấm mốc khác nhau. Nếu bánh ngọt chảy nước, mất mùi vị, màu sắc biến đổi mất màu sắc đặc trưng thì cần bỏ đi không nên tiếc rẻ ăn vào không tốt cho sức khỏe.

Nấm mốc từ các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương,… thậm chí, nó có ở các loại lượng thực như gạo, ngô, sắn,… và ở các loại thức ăn gia súc. Trong các loại lương thực, thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, thì các loại hạt bị mốc được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là lạc. Thủ phạm làm các loại hạt bị mốc là một loài nấm mốc nguy hiểm có tên là Aspergillus flavus. Nấm này tiết ra độc tố Alfatoxin cực kỳ nguy hiểm.


Bánh mứt, các loại hạt dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách (Ảnh minh họa)

Ngoài tác hại gây độc cấp tính, các chất độc hại này còn tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm là Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc,… ẩm mốc.

"Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.500 độ C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm. Một số người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị chớm mốc, vẫn dùng làm thức ăn hãy coi chừng”, bác sĩ Tiến cảnh báo.

Phòng và xử trí ngộ độc

Bác sĩ Tiến khuyến cáo, khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng so với đặc trưng của thực phẩm hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì tuyệt đối không nên sử dụng.

Bên cạnh đó, không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc như: lạc, đậu nành, gạo, ngô, bánh ngọt, mứt... và không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố sẽ còn lại bên trong.

Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.

Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

(Theo giadinhonline.vn)

Các tin khác

Một cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm với người lớn tuổi ở Trung Quốc phát hiện tỷ lệ nghịch giữa lối sống lành mạnh và tình trạng suy giảm trí nhớ.

Người dân đeo khẩu trang đi bộ dưới những món đồ trang trí cho năm mới trên đường Nakamise ở Tokyo, Nhật Bản hôm 9-1

Ngày 27-1, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết chính phủ nước này sẽ bỏ khuyến nghị đeo khẩu trang trong không gian kín và hạ cấp dịch COVID-19 xuống ngang với cúm mùa.

Chụp cắt lớp vi tính cho bệnh nhân. (Ảnh minh họa)

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong kỳ nghỉ Tết, có 3.443 ca cấp cứu vì đánh nhau, 43% trong số đó (1.487 ca) phải nhập viện điều trị, theo dõi và có 11 trường hợp tử vong.

Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã rút lại giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc Evusheld của Hãng AstraZeneca. Trong ảnh: trụ sở AstraZeneca ở thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ)

Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã rút lại giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với Evusheld (AZN.L) - hỗn hợp kháng thể chống COVID-19 của AstraZeneca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục