Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cứu sống bệnh nhân ngộ độc do tự sử dụng thuốc cây rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/2/2023 | 3:21:37 PM

YênBái - Vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã cứu sống một thai phụ người Mông nghi ngộ độc do tự sử dụng thuốc nam tự chế từ cây rừng.

Bệnh nhân sau 25 ngày được xuất viện.
Bệnh nhân sau 25 ngày được xuất viện.

Vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 23 tuổi, mang thai 37 tuần, dân tộc Mông vào viện với tình trạng thở nhanh, thiểu niệu.

Qua khai thác khoảng 1 tuần nay ho nhiều, được người nhà cho uống nhiều loại thuốc lá cây rừng, sau phù chân và khó thở nhiều vào Trung tâm y tế huyện Mù Cang Chải điều trị sau 2 ngày không đỡ, chuyển xuống điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ. 

Khám lúc vào, bệnh nhân tỉnh táo. Kích thích vật vã, thở nhanh, nông. TS thở 45, SpO2 100%. Mạch 110 lần/ph, HA 120/70 mmHg. Tiểu vàng trong. Tim thai dương tính. Qua kết quả xét nghiệm lúc vào với tình trạng toan chuyển hóa nặng có tăng khoảng trống Anion (pH 7.12 ; pCO2 9 ; HCO3 <3; Lactac >15; AG 35)

Các bác sỹ đã tiến hành hội chẩn và nhận định kịp thời tình trạng của bệnh nhân nghi do ngộ độc lá cây rừng (không rõ loại). Bệnh nhân đã được kịp thời lọc máu liên tục cấp cứu ngay trong đêm tại Khoa Hồi sức -Tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ. Sau 3 lần lọc máu, tình trạng của bệnh nhân cải thiện dần. 

Tuy nhiên, đến ngày thứ 12, bệnh nhân tiếp tục rơi vào tình trạng suy hô hấp do viêm phổi nặng, gia đình bàn bạc, xin cho bệnh nhân về. Nhưng dưới sự động viên của các y bác sỹ cũng như cố gắng nỗ lực của bệnh nhân và gia đình, một lần nữa bệnh nhân vượt qua được "cửa tử".

Khoa Hồi sức -Tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã áp dụng các trang thiết bị, các phương pháp điều trị kỹ thuật cao với bệnh nhân. Sau 25 ngày điều trị và chăm sóc tích cực của y bác sĩ, bệnh nhân được ra viện với sự vui mừng của gia đình và tập thể y bác sỹ Khoa. 

Theo một số chuyên gia y tế, về nguyên tắc, đã gọi là thuốc, bất kể tân dược (thuốc tây) hay đông dược (thuốc nam) đều có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể ngộ độc mà dẫn đến hậu quả chết người.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là với những bệnh lý mạn tính, bệnh có nguy cơ cao, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân nên tìm hiểu để nắm được một số biểu hiện các bệnh lý, cần đi khám ngay nếu nghi ngờ bệnh.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc từ cây rừng, thuốc gia truyền để điều trị bệnh, nhất là tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường thông tin kiến thức về phòng, chống việc sử dụng thuốc cây rừng đến tận hộ gia đình. 

Đặng Phương Lan (Bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ)

Tags Nghĩa Lộ cứu sống bệnh nhân ngộ độc

Các tin khác
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục