Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/7/2023 | 5:08:53 PM

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định Số 2760/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba, Hà Nội.
Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba, Hà Nội.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Theo hướng dẫn mới, giai đoạn sốt có các biểu hiện lâm sàng như:

• Sốt cao đột ngột, liên tục.
• Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
• Da xung huyết.
• Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
• Nghiệm pháp dây thắt dương tính.
• Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.

Giai đoạn nguy hiểm của bệnh thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng như: Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.

Bộ Y tế nêu rõ giai đoạn hồi phục của bệnh sốt xuất huyết thường vào ngày thứ 7-10 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng như: Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều; Có thể phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da; Có thể có nhịp tim chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền.

Bộ Y tế lưu ý trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.

Hướng dẫn mới nhất này thay thế "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue" ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã ban hành trước đó vào ngày 22/8/2019.

TT - Vietnam+

Các tin khác
Viêm phổi do vi khuẩn.

Các biến chứng nặng của nhiễm Mycoplasma bao gồm: Viêm phổi nặng, khởi phát đợt cấp của hen phế quản, viêm não, thiếu máu tan máu, suy thận, hội chứng Stevens-Johnson…

Bệnh nhân D. được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng toàn thân sốt, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, da niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, đau khắp bụng.

Vào hồi 10 giờ ngày 12/7, Trung tâm Y tế huyện Lục Yên tiếp nhận bệnh nhân nam H.V.D, 18 tuổi. Người bệnh bị thiểu năng trí tuệ, nhập viện trong tình trạng toàn thân sốt, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, da niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, đau khắp bụng.

Người dân đến đăng ký khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 13 quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, tại các cơ sở y tế công. Thông tư được đánh giá là “mở lối” cho các cơ sở y tế hoạt động cũng như có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị có căn cứ xây dựng giá dịch vụ một cách thống nhất.

Ảnh minh họa.

Ngoài việc chỉ định nhập viện đối với các trường hợp mắc sốt xuất huyết ở mức độ cảnh báo và mức độ nặng, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết ở mức độ 1, có 8 trường hợp cũng được xem xét chỉ định nhập viện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục