Ăn cơm nguội hâm nóng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/8/2023 | 9:10:50 AM

Nhiều người có thói quen hâm nóng cơm nguội để ăn vào bữa tiếp theo, bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết ăn cơm nguội hâm nóng có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Trưởng Viện y học ứng dụng chia sẻ trên Báo Tiền Phong, việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bảo quản cơm không đúng cách dẫn đến việc cơm bị hỏng trước khi hâm nóng, người dùng nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.

Trong gạo có thể có Bacillus cereus - vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

"Người ăn phải cơm chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng”, TS.BS Sơn cho hay.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, cơm nguội có thể sử dụng được khi bảo quản hợp lý. 

Từ ngàn đời nay, người Việt vẫn sử dụng cơm nguội của bữa ăn trước cho bữa sau. Bản thân việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội đều không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu cơm nguội bảo quản không tốt có thể bị thiu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nên kiểm tra cơm trước khi hấp lại. Cơm thiu (cơm đã hỏng) khi ăn sẽ gây ra rối loạn tiêu hoá.

Ăn cơm nguội dù bảo quản đúng cách và an toàn, nhưng sau khi được hâm nóng lại chắc chắn không thể đảm bảo giá trị dinh dưỡng bằng cơm mới nấu.

"Hiện thực phẩm không thiếu, chúng ta không nên nấu quá nhiều, tránh gây thừa cơm phải lưu lại vào hôm sau. Cơm còn thừa nên để nguội hẳn sau đó cho vào bát hoặc hộp đậy kín cất vào tủ lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ giúp cho vi khuẩn phát triển chậm không gây hư hỏng cho cơm”, bác sĩ Hưng nói.

Ăn cơm nguội đúng cách để không bị bệnh

Dù không gây bệnh nghiêm trọng nhưng chất dinh dưỡng thì không được như cơm mới nấu, nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn đem ra hấp lại. Không để cơm ngoài không khí với nhiệt độ thường vì cơm dễ ôi thiu.

Không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm nguội trong quá trình bảo quản vì dễ khiến cơm bị thiu. Không nên hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm. Không nên tích trữ quá nhiều cơm nguội dồn lại mới ăn bởi như vậy cơm không còn dưỡng chất nữa.

Nếu nhà có nhiều cơm thì hãy đem sấy hoặc phơi cho khô, sau đó hấp lại. Đó là món ăn khá hấp dẫn, là món khoái khẩu của nhiều người. Nên bỏ đi loại cơm nguội đã có mùi ôi, chua vì nếu ăn vì "tiếc của” có thể bạn sẽ bị ngộ độc thức ăn.

Lưu ý khi hâm nóng cơm nguội

Để hâm nóng lại cơm nguội, bạn cũng cần chú ý một số điều sau:

- Nếu hấp cơm nguội cùng với cơm nóng thì nên hấp tại một góc nồi, tuyệt đối không nên đảo đều phần cơm hấp với cơm mới. Khi cơm chín đều mới nên xới đều 2 loại cơm cùng nhau.

- Nếu hấp riêng cơm nguội trong nồi cơm điện cần cho một chút nước vào và bật nút nấu. Đợi vài phút, cơm sẽ nóng trở lại như mới nấu.

- Nếu hấp/hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, nên cho cơm nguội vào bát thủy tinh, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại (không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với cơm) rồi mới cho vào lò vi sóng.

Ngoài ra, khi hấp/hâm nóng cơm bằng lò vi sóng, bạn cũng có thể cho cơm nguội vào tô, phủ lên đó một chiếc khăn giấy ẩm, rồi mới cho vào lò vi sóng và ấn nút hoạt động lò. Như vậy cơm nguội sẽ không bị khô mà vẫn đủ nóng.

(Theo VTC)

Các tin khác
Bệnh nhân mắc đau mắt đỏ gia tăng.

Thời gian gần đây, một số tỉnh, thành trên cả nước ghi nhận tình trạng gia tăng của bệnh viêm kết giác mạc (đau mắt đỏ) ở mọi lứa tuổi.

Các bác sĩ điều trị một ca biến chứng nam khoa.

Do tâm lý e ngại, hoặc muốn điều trị các bệnh nam khoa một cách nhanh nhất nên đã nghe theo các quảng cáo trên mạng, các địa chỉ không uy tín, khiến những người bị bệnh nam khoa gặp "quả đắng" do kết quả điều trị không như mong muốn, thậm chí còn gây ra hậu quả nặng nề.

Michael, cậu bé 7 tuổi người Indonesia sinh ra đã có trái tim nằm ngoài lồng ngực. Cậu bé vừa trải qua ca phẫu thuật thành công trả trái tim về đúng vị trí.

BSCKII. Đoàn Thanh Tuấn - Phó Trưởng Khoa Tim mạch - Lão học, Trưởng ekip can thiệp tim mạch thăm khám cho bệnh nhân.

Ngày 18/8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống cụ bà 100 tuổi bị nhồi máu cơ tim nguy kịch bằng phương pháp can thiệp động mạch vành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục