Tái tạo lưỡi cho nhiều bệnh nhân ung thư

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/8/2023 | 9:15:06 AM

Từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã thực hiện tái tạo lưỡi cho hàng trăm bệnh nhân ung thư lưỡi. Các bệnh nhân sau khi được tái tạo lưỡi đều đảm bảo chức năng hô hấp, nuốt và giao tiếp.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi, Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi, Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối.

Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho biết, khoảng 70% người bệnh ung thư lưỡi khi phát hiện bệnh là ở giai đoạn 3 hoặc 4, vùng khoang miệng, lưỡi đã lở loét nặng nề. Người bệnh phải chịu đựng đau đớn khi ăn, nuốt, miệng bốc mùi… Phương pháp điều trị chính thường là phẫu thuật cắt bỏ gần như toàn bộ hoặc toàn bộ lưỡi nếu ở giai đoạn trễ. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh sẽ bị khuyết hổng lưỡi, sàn miệng, đáy lưỡi, amiđan, vòm khẩu cái… ảnh hưởng nặng đến chức năng nói và nuốt.

Trước thực tế này, từ 10 năm trước, các bác sỹ Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã tham gia khóa đào tạo phẫu thuật tái tạo lưỡi ở Hoa Kỳ. Ban đầu, bác sỹ chỉ thực hiện tái tạo cho những ca phải cắt bỏ một phần lưỡi, sau đó tiến dần đến các ca phức tạp hơn. Từ năm 2018 đến nay, khoảng 300 bệnh nhân được thực hiện tái tạo lưỡi sau phẫu thuật điều trị ung thư tại đây, tỷ lệ thành công lên đến 98%. Hầu hết các trường hợp cắt toàn bộ lưỡi, đáy lưỡi đều được tái tạo trở lại, đảm bảo phục hồi chức năng nói và nuốt. Mới đây, một phụ nữ (54 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa) nhập viện khi mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Nữ bệnh nhân có khối bướu và hạch hai bên rất lớn. Sau 3 đợt hóa trị để bướu nhỏ lại, bệnh nhân được tiến hành cắt bướu, nạo hạch. Tiếp đó, các bác sỹ đã tạo hình lưỡi từ phần cơ và da ở ngực.


Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi, Trưởng Khoa Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh khám cho bệnh nhân ung thư sau khi tái tạo lưỡi.

Theo Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Anh Khôi, tạo hình khuyết hổng lưỡi sau phẫu thuật không chỉ đảm bảo chức năng nói và nuốt mà còn đảm bảo đường thở, vị giác, hô hấp. Hiện các bác sỹ Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh tạo hình khuyết hổng lưỡi bằng các loại vạt như: vạt da cơ ngực lớn, vạt động mạch trên đòn, vạt cẳng tay quay, vạt đùi trước ngoài...

"Lưỡi là một cơ quan không thể tạo hình đơn giản như việc "lấp đầy hố” mà phải phục hồi được chức năng và thẩm mỹ sau điều trị. Để đạt được mục tiêu này phải có sự kết hợp giữa phẫu thuật viên, bác sỹ nha khoa, bác sỹ phục hình răng miệng, bác sỹ phát âm học, bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, điều dưỡng và nhiều chuyên khoa khác có liên quan”, bác sỹ Khôi cho biết thêm.

Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi, nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá và uống rượu. Thống kê, mỗi năm Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng 150-200 ca ung thư lưỡi.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Cha mẹ cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh tay, chân cho trẻ để phòng ngừa bệnh tay chân miệng.

Đắk Lắk ghi nhận trường hợp thứ 2 tử vong vì bệnh tay chân miệng. Bệnh nhi là bé trai sinh năm 2021, ở xã Tân Tiến, huyện Krông Pách.

Các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ TW hỗ trợ Hà Nội giám sát nguồn lây sốt xuất huyết.

Theo thống kê tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 61.799 ca mắc sốt xuất huyết, 14 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 số mắc giảm 61,7%, tử vong giảm 75 ca. Tuy nhiên, những tuần gần đây số ca mắc sốt xuất huyết tại khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng.

Xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV hay không.

Các báo cáo nghiên cứu cho thấy, 50% các trường hợp lây nhiễm HIV xảy ra ở năm đầu tiên của giai đoạn nhiễm HIV, và mức độ lây nhiễm ở giai đoạn này cao gấp 26 lần so với các giai đoạn sau… Vì vậy phát hiện các trường hợp nhiễm mới HIV rất quan trọng.

Một bệnh nhi bị đau mắt đỏ điều trị tại khoa Mắt (Bệnh viện Nhi trung ương).

Ghi nhận của phóng viên phóng viên báo chí tại một số bệnh viện chuyên khoa, số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ đang gia tăng. Để phòng tránh dịch đau mắt đỏ có thể xảy ra trong thời gian năm học mới bắt đầu, đề nghị ngành y tế và ngành giáo dục Yên Bái nên phương án tuyên truyền, khuyến cáo để các bậc phụ huynh và học sinh chủ động phòng tránh dịch đau mắt đỏ hiện đang bùng phát ở nhiều đi phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục