Lô thuốc viên nén bao phim PymeRoxitil (Roxithromycin 150mg) vừa bị Bộ Y tế thông báo thu hồi toàn quốc vì vi phạm mức độ 2, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
|
Ảnh minh họa
|
Chiều 8/9, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Bộ Y tế Tạ Mạnh Hùng ký văn bản thông báo thu hồi lô thuốc kháng sinh do vi phạm mức độ 2. Văn bản được gửi đến sở y tế 63 tỉnh, thành phố và Công ty cổ phần Pymepharco.
Theo đó, lô thuốc bị thu hồi là viên nén bao phim PymeRoxitil (Roxithromycin 150mg), số giấy đăng ký lưu hành VD-28304-17, số lô: 010522, sản xuất ngày 18/5/2022, hạn dùng 18/5/2025. Thuốc do Công ty cổ phần Pymepharco sản xuất.
Trước đó, 3 mẫu thuốc thuộc lô này do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Đắk Lắk và Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM thực hiện lấy mẫu, kết quả cho thấy không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tạp chất liên quan. Cục Quản lý Dược xác định lô thuốc vi phạm mức độ 2.
Thuốc PymeRoxitil thuộc nhóm kháng sinh, được chỉ định để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm, phối hợp với các thuốc khác trong liệu trình điều trị nhiễm trùng tiết niệu,...
Theo yêu cầu của cơ quan thuộc Bộ Y tế, Công ty cổ phần Pymepharco phối hợp với nhà phân phối thuốc, trong thời hạn 2 ngày kể từ 8/9, phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng lô thuốc trên đây, tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Sở y tế 63 tỉnh, thành; y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành…
Riêng Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Sở Y tế tỉnh Phú Yên được giao kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần Pymepharco thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
(Theo Vietnamnet)
Sáng 8/9, tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Tiết niệu ASEAN đại diện Ban tổ chức thực hiện nghi thức đánh cồng khai mạc Hội nghị Tiết niệu Đông Nam Á - FAUA 2023.
Dịch bạch hầu, nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trong thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đang tái xuất hiện.
Trong tháng 8, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 94 ca sốt mò; trong đó có 1 trường hợp tử vong tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
Thành phố Hà Nội vừa ghi nhận thêm 1 bệnh nhân tử vong do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn. Ca bệnh này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về căn bệnh nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng mà nguyên nhân liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món ăn từ thịt lợn chưa nấu chín…