Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm hiện là nguyên nhân hàng thứ 3 của gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới và sẽ chuyển sang vị trí dẫn đầu vào năm 2030.
|
Một bệnh nhân đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần.
|
Tại buổi truyền thông sức khỏe với chủ đề "Rối loạn trầm cảm: Dấu hiệu và nguy cơ tự sát” do Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức chiều 23-10, các bác sĩ đã đưa ra 9 dấu hiệu quan trọng nhận biết bị rối loạn trầm cảm.
Theo Viện Sức khỏe tâm thần, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp bị rối loạn trầm cảm.
Theo ước tính, có hơn 300 triệu người trên thế giới mắc rối loạn trầm cảm. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Ái Vân, Đơn nguyên Rối loạn cảm xúc - Phòng Điều trị rối loạn cảm xúc và ăn uống, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, biểu hiện bằng cảm xúc buồn, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng, cảm giác tội lỗi hoặc đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, kém tập trung. Ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm là tăng nguy cơ tử vong và suy giảm chức năng sống.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân hàng thứ 3 của gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới trong năm 2004 và sẽ chuyển sang vị trí dẫn đầu vào năm 2030. Các bệnh nhân nam và nữ mắc trầm cảm có nguy cơ tự sát hoàn thành cao gấp 20,9 và 27 lần so với quần thể dân số chung.
Lý giải vì sao trầm cảm dễ dẫn đến tự sát, các bác sĩ cho rằng, đây là bệnh lý có diễn biến phức tạp. Ban đầu người bệnh có thể chỉ có cảm xúc buồn bã, mệt mỏi, mất hứng thú, cảm thấy tự ti... Nhưng sau một thời gian, người bệnh dần rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng, thấy bản thân kém cỏi, có lỗi với gia đình. Người bệnh sẽ cảm thấy cuộc đời mình không đáng sống và nghĩ đến cái chết, cho rằng chỉ có chết đi mới thoát khỏi những khổ đau ở hiện tại.
Các bác sĩ đưa ra 9 dấu hiệu quan trọng để nhận biết bị rối loạn trầm cảm, đó là: khí sắc giảm; mất hứng thú hoặc sở thích trong cuộc sống; mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân; rối loạn giấc ngủ; rối loạn hoạt động tâm thần vận động; giảm sút năng lượng; cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi; khó suy nghĩ và tập trung hoặc đưa ra quyết định.
Ngoài ra, dấu hiệu cuối cùng là bệnh nhân còn có ý tưởng hoặc có hành vi tự sát.
(Theo HNMO)
Một bệnh nhân nữ ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam vừa tử vong và được xác định bị bệnh Whitmore hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”.
Sau khi giảm 6kg kèm theo đau bụng âm ỉ, nam bệnh nhân đến viện kiểm tra sức khỏe thì được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Ngày 23/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin đã ghi nhận một ca tử vong do mắc sốt xuất huyết trên nền nhiều bệnh mạn tính. Từ đầu năm đến nay, Yên Bái cũng tăng nhẹ số ca mắc.
Thuốc điều trị sốt xuất huyết do công ty Mỹ Johnson & Johnson (J&J) phát triển cho kết quả có tác dụng bảo vệ chống lại một chủng của virus sốt xuất huyết ở một số bệnh nhân trong thử nghiệm nhỏ trên người.