Bộ Y tế yêu cầu người dân không lơ là, chủ quan với bệnh lây qua đường hô hấp

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/12/2023 | 3:30:47 PM

Ngày 4/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát đi thông báo, thời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia gia tăng số ca mắc đường hô hấp, cúm A (H5/N1) và COVID-19. Bộ Y tế yêu cầu người dân không lơ là, chủ quan.

Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.

Tại Trung Quốc thông báo số ca mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, đặc biệt, ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc nước này.

Tại Malaysia, Singapore cũng số ca mắc COVID-19 tăng từ 50 đến 100% so với tuần trước đó, hầu hết các ca mắc có triệu chứng nhẹ. Cơ quan y tế các nước này nhận định nguyên nhân bắt đầu vào thời điểm du lịch cuối năm và giảm khả năng miễn dịch của người dân.

Tại Campuchia, ngày 24/11 ghi nhận thêm 1 ca mắc cúm A/H5N1 ở người. Như vậy trong năm 2023, nước này ghi nhận 6 ca mắc ở người, trong đó 3 ca tử vong.

Theo Bộ Y tế, đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân.

Người dân lưu ý đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người. Mọi người cũng cần thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.

Bộ Y tế khuyến cáo nhân dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm. Đồng thời, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

TT(Theo VTC)

Các tin khác
Khi trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt ngay.

Thời tiết lạnh khiến trẻ mắc các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó có cúm B. Mặc dù cúm B là một trong những chủng cúm mùa phổ biến ở nước ta và xảy ra hàng năm, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng. Vậy khi trẻ mắc cúm B có những triệu chứng gì?

Các y, bác sĩ bệnh viện quân y 120 tiến hành phẫu thuật 2 bệnh nhân có

Ngày 3/12, Bệnh viện quân y 120 (Cục Hậu cần, Quân khu 9 tại tỉnh Tiền Giang) cho biết, vừa phẫu thuận thành công 2 bệnh nhân có khối u lớn. Đây là 2 trường hợp hiếm gặp, chứng minh sự tiến bộ trong điều trị bệnh nhân của y bác sĩ của bệnh viện này.

Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế khen thưởng Trung tâm Đột quỵ và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phối hợp xây dựng và phát triển Trung tâm

Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế vừa được trao tặng giải thưởng Diamon của Hội Đột quỵ thế giới.

Giấc ngủ trưa có thể giúp chúng ta đảm bảo năng lượng cho cả một ngày dài.

Một giấc ngủ trưa được ví như “loại thuốc tăng cường hiệu suất", giúp con người tỉnh táo hơn, cải thiện tâm trạng và trí nhớ. Tuy nhiên, vẫn cần chút kỹ năng để có một giấc ngủ trưa chất lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục