Móng chân thâm đen, cảnh giác với ung thư tế bào hắc tố

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/1/2024 | 9:03:18 AM

Sau khi đi nhiều cơ sở y tế điều trị tình trạng ngón chân bị đen thâm, bệnh nhân được phát hiện mắc ung thư tế bào hắc tố tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Hình ảnh ung thư tế bào hắc tố: màu sắc không đồng đều, bờ không rõ và không đều, có loét.
Hình ảnh ung thư tế bào hắc tố: màu sắc không đồng đều, bờ không rõ và không đều, có loét.

Bệnh nhân nữ L.T.P. sinh năm 1956 (Thanh Hoá) khoảng 2 năm nay xuất hiện tổn thương màu đen vùng móng – da ngón 1 chân P. Theo thời gian tổn thương màu đen tăng dần về kích thước, không đau và sần sùi, loét rỉ dịch.

Cách 11 tháng, bệnh nhân đã đến khám và điều trị bệnh viện huyện nhưng bệnh không thuyên giảm. Tiếp theo bệnh nhân có tới khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến cao hơn, nhưng rồi kết quả cũng không được cải thiện.

Ngày 16/1/2024 bệnh nhân có đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám và được chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm, chụp dermoscopy – một xét nghiệm đặc thù trong chuyên ngành da liễu có thể phát hiện sớm những dấu hiệu ung thư da.

Sau quá trình khám và xét nghiệm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố (Malignant melanoma – MM) ngón 1 chân.

Bệnh nhân được chỉ định nhập viện để thực hiện cắt toàn bộ tổn thương màu đen và xét nghiệm mô bệnh học nhằm khẳng định chắc chắn bệnh ung thư tế bào hắc tố. Sau vài ngày, đã có kết quả giải phẫu bệnh khẳng định là ung thư tế bào hắc tố.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, ung thư tế bào hắc tố là một trong loại ung thư ác tính nhất vì tiến triển nhanh, di căn xa.

Vào năm 2022, ước tính có khoảng 99.780 trường hợp ung thư hắc tố mới xảy ra ở Hoa Kỳ, gây ra ước tính 7.650 ca tử vong. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì kết quả điều trị khỏi.

Dấu hiệu nhận biết ung thư tế bào hắc tố là các tổn thương màu đen với kích thước hơn 6mm, tiến triển về kích thước, không đồng nhất về màu sắc bất kỳ vị trí nào da và niêm mạc, nhưng đối với người Việt Nam thường xuất hiện tại các vị trí đầu cực như bàn, ngón chân. Với những dấu hiệu trên, mọi người nên đi thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.

(Theo NDO)

Các tin khác
Bệnh nhân nặng nhất đang phải thở máy và điều trị hồi sức tích cực.

Thời tiết rét đậm, rét hại khiến 1 gia đình gồm 2 vợ chồng ở Lạng Sơn đốt than hoa sưởi ấm và bị ngộ độc khí CO. Thêm vào đó, một cháu bé 12 tuổi ở tỉnh này cũng phải nhập viện sau khi đốt than củi sưởi ấm để tắm.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân ở Hà Nội.

Trước việc số ca COVID-19 mới 2 tuần đầu của năm 2024 đã tăng 2,7 lần so với thời điểm trước đó, biến thể phụ “cần quan tâm” JN.1 đã xuất hiện ở ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế khuyến cáo 3 đối tượng cần tiêm vaccine COVID-19 là người từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vaccine mũi nào.

Bác sĩ chuyên khoa II Lại Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái (người đứng hàng 2, bên trái) kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng.

Năm 2023, công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR) phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nguồn cung ứng vắc xin từ Chương trình TCMR thường xuyên bị gián đoạn dẫn đến không có đủ vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng. Tìm hiểu về vấn đề này cũng như các biện pháp khắc phục, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Lại Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái.

Các nước khẩn trương ứng phó biến thể phụ JN.1 trong mùa đông

Từ Âu sang Á, hàng loạt nước khẩn trương ứng phó tình trạng gia tăng số ca nhiễm COVID-19 trong mùa đông này, chủ yếu do sự lây lan của biến thể phụ JN.1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục