Yên Bái: Bác sĩ trẻ và hành trình làm chủ kỹ thuật mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/2/2024 | 7:45:56 AM

YênBái - Là bệnh viện hạng I tuyến tỉnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã làm chủ nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật khó, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân… Trong thành tích chung đó có sự đóng góp không nhỏ của các bác sĩ trẻ đang làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, một trong những khoa "nóng" nhất của bệnh viện bởi đối tượng chăm sóc, chữa trị đều là bệnh nhân nặng.

Bệnh nhân nam hơn 90 tuổi nhập viện với chẩn đoán bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, suy đa tạng và bị suy tuần hoàn rất mạnh, phải sử dụng các loại thuốc vận mạch. Để điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã ứng dụng kỹ thuật mới là thăm dò huyết động xâm lấn PiCCo. Đây là kỹ thuật mới được thạc sỹ, bác sĩ Vũ Thị Thu Giang, sinh năm 1989, hiện là Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc tiên phong triển khai tại Bệnh viện. Đến nay, kỹ thuật này đã được hầu hết các bác sĩ trong Khoa thực hiện, đem lại hiệu quả cao trong công tác điều trị.

Cùng với kỹ thuật thăm dò huyết động xâm lấn PiCCo, bác sỹ Giang cũng là người đầu tiên mang kỹ thuật oxy hoá màng ngoài cơ thể ECMO về triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 2 kỹ thuật mới này được triển khai tại Bệnh viện tỉnh từ giữa năm 2023 đã góp phần quan trọng trong cấp cứu và điều trị thành công nhiều ca bệnh nguy kịch trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, sốc tim, sốc mất máu... giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân, góp phần chẩn đoán theo dõi và điều trị an toàn, hiệu quả và chính xác.

Mang kỹ thuật mới, khó về triển khai trên quê hương Yên Bái là điều mà bác sĩ trẻ Lê Đức Thuận, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đã và đang làm rất tâm huyết. Sinh năm 1993, tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Học viện Quân y năm 2017, bảo vệ thạc sỹ chuyên ngành Hồi sức Cấp cứu và Chống độc, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2022, được đào tạo về can thiệp mạch máu não tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2023. Trong quá trình làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, bác sĩ Thuận luôn tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và là một trong những người đầu tiên triển khai các kỹ thuật can thiệp mạch máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh như: lấy huyết khối động mạch não, nút coils điều trị phình động mạch não, can thiệp đặt stent điều trị hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ…. 

Đây là những kỹ thuật khó và chuyên sâu "can thiệp tối thiểu, hiệu quả tối đa”, điều trị tổn thương mạch máu não tối ưu bằng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nền y học hiện đại được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ tháng 8/2023. 


Bác sĩ Vũ Thị Thu Giang và bác sĩ Lê Đức Thuận - Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái là những bác sĩ trẻ tiên phong đưa kỹ thuật mới, kỹ thuật khó về quê hương, giúp người dân được thụ hưởng dịch vụ khám chữa bệnh kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà mà không phải lên tuyến Trung ương.

Việc triển khai thành công và làm chủ kỹ thuật lấy huyết khối động mạch não và nút coils điều trị phình mạch não đã khắc phục hạn chế các phương pháp điều trị khác, xử trí cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trong thời gian vàng, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng. Các kỹ thuật ít xâm lấn trong thần kinh sọ não ngày càng được hoàn thiện và phát triển nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh. Đồng thời, tiết kiệm đáng kể chi phí cho người bệnh trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để người dân được thụ hưởng dịch vụ khám chữa bệnh kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà mà không phải lên tuyến Trung ương. 

Ngoài ra, bác sĩ Thuận còn là đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học được đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế liên quan đến điều trị người bệnh đột quỵ não. Tham gia đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu, can thiệp cấp cứu người bệnh đột quỵ não trên địa bàn tỉnh Yên Bái với vai trò thư ký đề tài; tham gia nghiên cứu khoa học tại Trung tâm đột quỵ Bạch Mai về Đột quỵ nhồi máu não cấp mức độ nhẹ…

Phát triển khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh là nhiệm vụ thường xuyên cũng là một trong những chiến lược phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái nhiều năm qua. Trong năm 2023, Bệnh viện đã triển khai 39 kỹ thuật mới và cử nhiều lượt cán bộ đi đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn; làm tốt công tác chỉ đạo tuyến; trong đó, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ nhân lực trẻ.

Sự nhiệt huyết, năng động, không ngừng tìm tòi nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh nói chung, bác sĩ Giang, bác sỹ Thuận nói riêng đã và đang tạo cho ngành y tế Yên Bái những thay đổi tích cực, góp phần quan trọng đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giữ vững chất lượng của Bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, sớm trở thành trung tâm khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao cho người dân Yên Bái và các tỉnh khu vực Tây Bắc.

Thanh Chi - Mạnh Cường

Tags Yên Bái bác sĩ Ngày Thầy thuốc Việt Nam kỹ thuật mới Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Các tin khác
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Saia Ma'u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương.

Là 1 trong 15 nước được lựa chọn chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin mRNA, Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự trợ giúp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất vắc-xin.

500 biệt dược gốc, thuốc... vừa được Bộ Y tế cấp mới và gia hạn số đăng ký.

Bộ Y tế vừa công bố cấp mới, gia hạn đăng lý lưu hành cho hơn 500 biệt dược gốc, thuốc để phục vụ đấu thầu, phòng chống dịch, điều trị...

Loài sâu ban miêu mà 3 người dân Yên Bái bị ngộ độc đã ăn phải

Người dân không sử dụng các loại thực vật, động vật lạ có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ; nếu có triệu chứng nghi ngờ ngộ độc đến ngay cơ sở y tế gần nhất đế cấp cứu, điều trị kịp thời.

Bệnh nhân Rick Slayman. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Massachusetts

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thành công thận lợn đã qua chỉnh sửa gene vừa qua đời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục