Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công khí quản từ người cho bị chết não

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/8/2024 | 1:56:11 PM

Sau tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, nam thanh niên đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức ghép khí quản kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp. Đây là ca bệnh hiếm gặp và lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện ghép khí quản từ người cho chết não thành công.

Các bác sĩ đang ghép khí quản cho nam thanh niên.
Các bác sĩ đang ghép khí quản cho nam thanh niên.

Sáng 7/8, Bệnh viện Việt Đức công bố ca ghép khí quản đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam. Đây là một trong những ca ghép khí quản kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản cổ hiếm gặp trong y văn thế giới.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, vào tháng 7/2022, nam thanh niên L.V.N (25 tuổi, Thanh Hoá) bị TNGT được chẩn đoán đa chấn thương, chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, chấn thương ngực kín, chấn thương gan, được phẫu thuật kết hợp xương hàm mặt, vùng cổ và điều trị bảo tồn các cơ quan tổn thương khác.

Sau mổ nam thanh niên được theo dõi và điều trị hồi sức tích cực (có mở khí quản), khi ổn định  bệnh nhân được chuyển về bệnh viện địa phương điều trị tiếp.

Một tháng sau khi mở khí quản, người bệnh được hội chẩn điều trị bảo tồn xét nong và đặt stent khí quản thất bại, sau đó phẫu thuật cắt nối khí quản tại một cơ sở y tế tại Hà Nội nhưng không thành công do tổn thương phức tạp và hẹp trên một đoạn khí quản dài, khả năng phải mở lại khí quản vĩnh viễn.

Trong thời gian điều trị hẹp khí quản cổ, khi chưa phải mở khí quản vĩnh viễn, bệnh nhân ăn uống hoàn toàn bình thường và tiêm thuốc chống tạo sẹo vào vị trí khí quản bị hẹp.

Đến tháng 5/2023, sau mũi tiêm thứ 6, nam thanh niên xuất hiện chảy dịch sữa qua chỗ mở khí quản, được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chẩn đoán rò khí - thực quản tại vị trí tiêm chống tạo sẹo của khí quản và tiến hành mở thông dạ dày nuôi ăn.

Bệnh nhân vẫn được thăm khám định kỳ tại Bệnh viện Việt Đức. Gần 2 tháng qua, bệnh nhân phải ăn bơm qua mở thông dạ dày, không thở qua đường mũi mà thở qua đường mở khí quản ở cổ (thường xuyên loét chảy máu và nhiễm trùng tại vị trí mở khí quản).

Bố bệnh nhân và gia đình rất bi quan về tương lai của một chàng trẻ đang sức làm việc nhưng giờ bị tàn phế, cuộc sống dường như bế tắc, khiến bệnh nhân vô cùng chán nản...


Đây là ca ghép khí quản lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Trước những thương tổn phức tạp của người bệnh, các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức đã hội chẩn liên chuyên khoa (tai mũi họng, tiêu hoá, phẫu thuật lồng ngực, phục hồi chức năng, gây mê hồi sức, ngân hàng mô, dinh dưỡng….) thống nhất tiến hành phẫu thuật hai thì: Thì một phẫu thuật tạo hình cắt, nối đoạn thực quản cổ bị hẹp hoặc tạo hình thực quản bằng đoạn đại tràng; thì hai phẫu thuật tạo hình đoạn thanh môn kết hợp ghép đoạn khí quản cổ bằng đoạn khí quản của người cho chết não.

Ngày 11/4, nam thanh niên được phẫu thuật tạo hình cắt - nối thực quản cổ, cắt đoạn sẹo xơ khí quản và chuẩn bị hai đầu khí quản sẵn sàng cho lần phẫu thuật thì 2; ngày 13/5, người bệnh được phẫu thuật thì hai ghép khí quản cổ bằng khí quản của người cho chết não kết hợp với đặt stent khí quản, chuyển vị cơ ức đòn chũm hai bên che phủ đoạn khí quản ghép.

Sau một thời gian điều trị tích cực, người bệnh được ra viện và trở về nhà vào ngày 25/6. Bệnh nhân đã được khám lại sau 1 tháng với thể trạng tốt, tăng được 5kg, sẹo mổ liền tốt, ăn uống được bằng đường miệng và tự thở qua đường mũi trở lại. Kết quả soi thực quản và khí quản cho thấy sẹo mổ liền tốt, đoạn khí quản ghép màu hồng không xung huyết, không hoại tử, không hẹp. 

Sau khám lại 3 tháng, bệnh nhân đã tăng được 10 kg với thể trạng toàn thân khỏe mạnh, tự thở qua mũi, tự ăn qua đường miệng. Bệnh nhân dự định sẽ được rút stent khí quản vào tháng thứ 5 - 6.

Hiện nay, phẫu thuật ghép khí quản nói chung và phẫu thuật ghép đường thở nói riêng vẫn còn là một thách thức trong ngành ngoại khoa và trong giới y học trên thế giới. Có nhiều báo cáo ngắn hạn về phẫu thuật ghép đoạn khí quản nhưng kết quả rất khiêm tốn và còn nhiều thách thức và chưa có một phương pháp nào hiệu quả nhất để xử trí loại hình tổn thương này (tổn thương đoạn khí quản dài trên 6cm).

Cụ thể như chọn vật liệu ghép như thế nào? Vấn đề nuôi dưỡng đoạn khí quản ghép ra sao? Chăm sóc sau ghép như thế nào? Thuốc chống thải ghép có cần sử dụng hay là không?... Tất cả các bài toán này được ê kíp phẫu thuật Bệnh viện Việt Đức tính toán kỹ và đã có kết quả tốt.

(Theo NDO)

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Y tế và các bên liên quan ký biên bản bàn giao.

Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Yên Bái về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Sản - Nhi và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ban hành năm 2024, vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức bàn giao nhiệm vụ quản lý chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) bà mẹ, trẻ em tại cộng đồng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật quản lý.

Việc liên thông dữ liệu không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý hành chính mà còn giảm thiểu các bước giấy tờ rườm rà, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Ảnh minh họa

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở y tế trực thuộc tiếp tục thực hiện liên thông dữ liệu điện tử có ký số đối với giấy chứng sinh và giấy báo tử trong thời gian không quá 4 giờ làm việc sau khi cấp bản giấy, và gửi lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu của Hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế ̣BHYTĐ.

Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4/8 cho biết đang cân nhắc thành lập một ủy ban chuyên gia để đưa ra đánh giá về khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành tại châu Phi.

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt.

Mồng tơi là loại rau quen thuộc, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, có khả năng hấp thụ cholesterol xấu... Tuy nhiên, một số người nên hạn chế ăn để không gây hại cho sức khỏe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục