Phát hiện ký sinh trùng "đội lốt" tế bào người để trốn hệ miễn dịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2025 | 2:35:52 PM

Loại ký sinh trùng đơn bào có tên khoa học "Entamoeba histolytica" này hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bẩn.
Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bẩn.

Các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) vừa có phát hiện đột phá về cơ chế hoạt động của một loại ký sinh trùng nguy hiểm có khả năng hóa lỏng nội tạng con người.

Nghiên cứu do Giáo sư Katherine Ralston, chuyên gia vi sinh học dẫn đầu, đã làm sáng tỏ bí ẩn về cách thức loài ký sinh trùng này tấn công cơ thể người.

Loại ký sinh trùng đơn bào có tên khoa học "Entamoeba histolytica" này hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong. Điều đặc biệt là nó có khả năng tiêu diệt tế bào người và sau đó "đội lốt" các tế bào đã chết để tránh bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch.

Theo nghiên cứu, ký sinh trùng này thường xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bẩn. Mặc dù phần lớn các ca nhiễm trùng chỉ gây tiêu chảy, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây tử vong bằng cách ăn mòn ruột già, hóa lỏng gan và thậm chí tấn công não bộ và phổi.

Khác với giả thuyết trước đây cho rằng ký sinh trùng tiêm chất độc vào tế bào người, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng thực sự "cắn" từng mảnh nhỏ của tế bào thông qua quá trình được gọi là "trogocytosis" - một quá trình sinh học trong đó các tế bào lấy đi một phần màng tế bào hoặc các phân tử từ tế bào khác thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Sau khi "ăn" các tế bào, chúng sử dụng phần còn lại như một lớp ngụy trang để đánh lừa hệ miễn dịch.

Để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế này, nhóm của Giáo sư Ralston đã xây dựng một "thư viện RNAi" cho phép họ nghiên cứu từng gen trong tổng số 8.734 gen đã biết của ký sinh trùng.

Bằng cách sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen, các nhà khoa học có thể đánh dấu protein bên trong ký sinh trùng bằng các chất phát huỳnh quang để theo dõi hoạt động của chúng.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác

Thời gian qua, hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có sự thay đổi tích cực nhờ hoạt động chuyển đổi số. Các đơn vị y tế trong tỉnh đã triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tối ưu hóa quy trình làm thủ tục thăm, khám bệnh. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Ảnh minh họa

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo đủ nguồn lực y tế, bao gồm giường bệnh và thuốc men, để đối phó với bất kỳ đợt bùng phát nào.

Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái tiêm phòng sởi cho trẻ em.

Mới vào đầu hè, nhiệt độ tăng cao nắng nóng 35 – 37 độ C gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nhất là người cao tuổi, trẻ nhỏ; dẫn đến tình trạng bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và các liệu pháp đề phòng kịp thời. Do đó, các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa nắng nóng góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục