Thương mại số nâng tầm giá trị nông sản Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2022 | 7:35:48 AM

YênBái - UBND tỉnh đã có kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các hộ hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Đến nay, tất cả các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử.
Đến nay, tất cả các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử.

Là tỉnh miền núi nhưng Yên Bái có nhiều lợi thế phát triển nông - lâm nghiệp cũng như nhiều sản phẩm đặc sản mang tính vùng, miền riêng có. Bên cạnh đó, tỉnh đã làm tốt công tác kế hoạch, quy hoạch, cùng với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa và thị trường.

Sản xuất nông - lâm nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm hàng hóa với khối lượng lớn, giá trị cao đã và đang chiếm lĩnh thị trường, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới (NTM).

Từ một tỉnh có nền nông - lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, thì nay, bằng các chương trình hành động, cơ chế chính sách hỗ trợ và ý chí, khát vọng dám nghĩ, dám làm, nhà nông Yên Bái liên tục gặt hái những mùa vàng bội thu. Do tình hình dịch bệnh Covid-19, giá cả vật tư phân bón tăng cao, nhưng tốc độ tăng tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản 2016 - 2020 vẫn đạt 5,13%, cao hơn bình quân chung của cả nước trên 2,1%. 

Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực (trồng trọt chiếm 61,98%, chăn nuôi chiếm 36,95%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,07%; lâm nghiệp chiếm 26,24%; thủy sản chiếm 4,30%). Năm 2021, tốc độ tăng trưởng nông - lâm sản đạt 5,36%, đóng góp 23,17% vào mức tăng chung của nền kinh tế, đứng thứ 4 trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.752 tấn; tổng đàn gia súc chính ước đạt trên 752.000 con, sản lượng thịt hơi đạt trên 66.000 tấn; sản lượng vỏ quế khô gần 19.000 tấn... 

Đặc biệt, đã hình thành và phát triển một số vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị cao (lúa chất lượng cao 3.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm gần 900 ha, vùng cây ăn quả có múi trên 5.000 ha, vùng quế 78.000 ha, vùng măng tre Bát độ gần 5.000 ha, vùng sơn tra trên 9.200 ha, rừng trồng gỗ nguyên liệu 90.000 ha...). 

Từ một địa phương gần như không có sản phẩm hàng hóa gì nay Yên Bái đã xây dựng được một số sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến: cam sành (Lục Yên), bưởi Đại Minh (Yên Bình), chè Suối Giàng, gạo nếp Tú Lệ, gạo Mường Lò (Văn Chấn) và cá hồ Thác Bà... 

Sản phẩm hàng hóa từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Song song với đó, đã xây dựng được hàng chục dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng phát triển 140 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 20 sản phẩm đạt 4 sao, 120 sản phẩm đạt 3 sao. 57 dự án được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: chè, rau, cây ăn quả có múi, sản xuất lúa gạo... 

Giá trị sản xuất tính trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp bình quân đạt trên 65 triệu đồng/ha/năm, nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 200 triệu đồng/ha/năm, rừng trồng bình quân đạt 50 triệu đồng/ha/năm... 

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đạt kết quả nổi bật, toàn diện và trở thành điểm sáng trong khu vực Tây Bắc với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Người dân đã thực sự trở thành chủ thể trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và đã có 88 xã đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 32,2 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2025 đạt 50 triệu đồng/người/năm. Cái được lớn hơn chính là phương thức tổ chức sản xuất đã được đổi mới theo hướng mở rộng liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 

Các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đã và đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ bán hàng truyền thống kết hợp thương mại điện tử, trực tuyến, trên các nền tảng số phù hợp mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. 

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển hàng hóa nông - lâm nghiệp, UBND tỉnh đã có kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ chức hợp tác (gọi chung là hộ sản xuất nông nghiệp) đăng ký tham gia sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản thời gian cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, hạn chế phụ thuộc vào thương lái, trung gian. 

Thông qua sàn TMĐT và nền tảng số, cung cấp các thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp như: thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, thức ăn, phân bón… Lựa chọn đưa lên sàn TMĐT các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, công cụ phục vụ sản xuất thương hiệu, uy tín, chất lượng, giá cả phù hợp… 

Hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số (có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số) trên các sàn TMĐT. Lựa chọn các hộ, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, hữu cơ, xác nhận theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh đưa lên sàn TMĐT nhằm dẫn dắt, lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

Trong năm 2022, 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn TMĐT Postmart.vn và Voso.vn; 100% hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn TMĐT; thiết lập 10.000 tài khoản hoạt động trên sàn TMĐT (đang bán sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm, trao đổi thông tin, giao dịch mua bán)…

Các ngành chức năng, các tổ chức chính trị vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cùng sự nỗ lực của các hộ sản xuất nông nghiệp, chắc chắn sản xuất nông -lâm nghiệp Yên Bái ngày càng phát triển bền vững.

Ngọc Trúc

Tags Thương mại số nâng tầm giá trị nông sản Yên Bái

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị

Ngày 27/5, UBND huyện Văn Yên phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, VNPT Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn về triển khai xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử; số hóa thành phần hồ sơ; sử dụng chữ ký số và một số công tác xây dựng chính quyền số.

Đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ
chức Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị.

Ngày 27/5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 tháng triển khai thí điểm nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” theo Kế hoạch số 61 ngày 22/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Công nhân ngành điện hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến.

Thời gian qua, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đã tích cực khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ điện trực tuyến giúp đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành cũng như chất lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng (CSKH) từ xa.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Lục Yên hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hóa đơn điện tử.

Chi cục Thuế huyện Lục Yên đang tích cực triển khai các nhiệm vụ, nội dung nhằm sớm đưa hóa đơn điện tử (HĐĐT) vào thực hiện đúng thời gian quy định. Đến nay, đã có 261 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn đăng ký, sử dụng thành công HĐĐT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục