20% doanh nghiệp gỗ vẫn “đứng ngoài” công cuộc chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/10/2022 | 10:20:28 AM

Mặc dù chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp gỗ giảm 10% chi phí, tăng trưởng từ 10- 20% doanh thu và tăng hơn 20% năng suất lao động nhưng mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành này vẫn đang ở mức thấp…

20% doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa thực hiện chuyển đổi số bất cứ hạng mục nào.
20% doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa thực hiện chuyển đổi số bất cứ hạng mục nào.

Thực tế này được chỉ ra trong báo cáo thực trạng chuyển đổi số ngành Gỗ 2022 do Hiệp hội Internet Việt Nam, Novaon Tech… thực hiện cùng sự tham gia của Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM vừa công bố. Báo cáo dựa trên kết quả khả sát các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và chế biến gỗ tại Việt Nam trong đó 50% số doanh nghiệp tham gia có doanh thu trên 300 tỷ đồng/năm. Khoảng hơn 80% doanh nghiệp khảo sát có số lượng nhân sự trên 200 người và hơn 60% có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trên 50%.

Cụ thể, theo báo cáo, có đến 20% doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện chuyển đổi số bất cứ hạng mục nào, hơn 56% doanh nghiệp chuyển đổi được một phần và chỉ 4,2% doanh nghiệp đã chuyển đổi số toàn bộ quy trình. Những con số này cho thấy, mức độ chuyển đổi số của ngành Gỗ vẫn đang ở mức thấp.

Theo lý giải của các doanh nghiệp ngành gỗ, có 3 thách thức lớn nhất các đơn vị này đang phải đối mặt khi chuyển đổi số là: chi phí ban đầu bỏ ra lớn; Năng lực công nghệ và đội ngũ nhân sự chưa đáp ứng được chuyển đổi số; Thiếu đối tác chuyên nghiệp, có năng lực tư vấn và giải pháp tốt.

Cụ thể, có đến 82,5% doanh nghiệp lo ngại về chi phí bỏ ra ban đầu quá lớn. 80% doanh nghiệp thiếu đối tác chuyên nghiệp có năng lực tư vấn, giải pháp tốt có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, 65% doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn về kỹ năng, năng lực công nghệ và đội ngũ nhân sự.

Bên cạnh đó, 2 hạng mục đặc biệt được doanh nghiệp quan tâm trong chuyển đổi số đó là quản lý sản xuất và quản lý nhân sự. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả hoạt động và vận hành của doanh nghiệp.

Cũng theo khảo sát, có đến 54,2% doanh nghiệp chưa thực hiện hoạt động chuyển đổi số nào trong công tác nhân sự, 25% doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm quản trị nhân sự nhưng vẫn cần nâng cấp tính năng. Đây là một điểm bất lợi khiến nhân sự lao động của ngành không phát huy được hết khả năng vốn có.

Các doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong vấn đề nhân sự như: khó khăn trong tuyển dụng và giữ chân nhân, chi phí lương tăng nhanh, hiệu suất nhân sự chưa cao, quản trị nhân sự thủ công, gây tốn thời gian và nguồn lực.

Theo báo cáo, phần lớn doanh nghiệp đang đối mặt với 3 vấn đề chính trong sản xuất: Quy trình sản xuất hiệu quả chưa cao, chưa biết rõ các sản phẩm lỗi ở công đoạn nào. Cùng với đó là những khó khăn trong việc đưa ra kế hoạch sản xuất và hoạch định nguồn lực sản xuất; sử dụng nhiều giấy tờ, các file theo dõi khác nhau.

Tuy nhiên, trong thực tế có đến hơn 72% doanh nghiệp vẫn chưa ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất vào hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù ngành gỗ là một ngành chuyên sản xuất và yêu cầu cao về quản lý chất lượng nhưng tỷ lệ ứng dụng phần mềm vào quản lý đang ở mức thấp. Có đến gần 73% doanh nghiệp vẫn chưa ứng dụng phần mềm vào quản lý sản xuất.

Ngoài ra, không có doanh nghiệp nào sử dụng và cảm thấy hài lòng về phần mềm quản lý sản xuất. Điều này phản ánh thức tế, cho dù là một ngành sản xuất đặc thù nhưng tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất vẫn còn rất thấp.

Chuyển đổi số đang là hoạt động cấp bách được khuyến khích và ưu tiên hàng đầu để tối ưu chi phí và tăng năng suất lao động. Theo đó, có 3 mục tiêu lớn mà doanh nghiệp ưu tiên tập trung khi chuyển đổi số chính là tối ưu chi phí (85%), tăng hiệu suất lao động (62,5%) và xây dựng thương hiệu/tăng doanh thu, trải nghiệm khách hàng (45%)…

(Theo vneconomy)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, các doanh nghiệp sẽ rất dễ sa vào “cạm bẫy” trong quá trình số hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái và giảng viên, sinh viên Trường Đại học Công nghệ và Thông tin truyền thông Thái Nguyên nghiên cứu hiện vật phục vụ Đề tài khoa học “Chuyển đổi số các hiện vật Bảo tàng tỉnh Yên Bái hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR)”.

Chuyển đổi số (CĐS) trở thành từ khóa trong nhiều lĩnh vực và Bảo tàng tỉnh Yên Bái cũng không nằm ngoài xu thế đó. Những năm qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nhất lưu trữ, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách.

Công nghệ thực tế ảo đang rất được chú ý ứng dụng trong giáo dục hiện nay

Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được chấp nhận rộng rãi khi đang trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, làm thay đổi nhanh chóng nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Yên Bái tuyên truyền tới người nộp thuế sử dụng HDĐT được khởi tạo từ máy tính tiền.

Thời gian qua, việc ngành thuế Yên Bái áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên địa bàn tỉnh đã góp phần mang lại lợi ích cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT), giúp người kinh doanh thực hiện nộp thuế đơn giản hơn, tránh trường hợp không tự giác kê khai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục