Kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng mã QR Code giữa Việt Nam-Thái Lan

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/11/2022 | 3:20:03 PM

Phương thức thanh toán bán lẻ ứng dụng mã QR Code không những thuận tiện, nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích thông qua việc quy đổi trực tiếp giữa Baht Thai và Việt Nam đồng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan chứng kiến lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng mã phản hồi nhanh (QR code) giữa Việt Nam-Thái Lan. (Ảnh: Vietnam+)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan chứng kiến lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng mã phản hồi nhanh (QR code) giữa Việt Nam-Thái Lan. (Ảnh: Vietnam+)

Trong khuôn khổ chuyến thăm Thái Lan của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 29, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã tổ chức lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng mã phản hồi nhanh (QR code) giữa Việt Nam và Thái Lan. Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị triển khai thực hiện.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Thái Lan đã trở thành đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong gần nửa thế kỷ hợp tác và phát triển đồng thời bày tỏ sự vui mừng khi chứng kiến lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng QR code giữa Việt Nam và Thái Lan - một trong những hoạt động hợp tác chiến lược giữa hai nước thời gian qua.

Theo Chủ tịch nước, việc kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng QR code giữa hai nước là minh chứng sống động về chuyển đổi nền kinh tế số, là sự hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại hai nước, góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và đặc biệt là khuyến khích sử dụng đồng bản tệ mỗi nước.

Qua hoạt động này, lãnh đạo ngân hàng trung ương hai nước chính thức giới thiệu phương thức thanh toán không những thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng cho người dân, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực thông qua việc quy đổi trực tiếp giữa Baht Thai (THB) và Việt Nam đồng (VND), thay vì sử dụng thông qua ngoại tệ thứ ba.

Việc hợp tác giữa NAPAS và NITMX trong triển khai dịch vụ thanh toán quét mã QR giữa hai quốc gia nhằm hiện thực hóa các cam kết trong lĩnh vực đổi mới tài chính được ngân hàng trung ương hai nước ký năm 2019. Qua đó góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch song phương cũng như tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán giữa Việt Nam và Thái Lan. Bên cạnh đó còn giúp người dân, du khách, đơn vị bán hàng hai bên tiếp cận với một phương thức thanh toán mới với chi phí thấp, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn.

Trong giai đoạn đầu triển khai dự án thanh toán giữa hai nước, du khách Thái Lan có thể quét mã VietQR để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thanh toán của TPBank và BIDV. Du khách Việt Nam là khách hàng của TPBank và Sacombank có thể quét mã ThaiQR tại gần 8 triệu điểm chấp nhận thanh toán tại Thái Lan. Thời gian tới, NAPAS sẽ tiếp tục hợp tác với NITMX để mở rộng các ngân hàng thành viên nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách hai nước sau đại dịch.

Cũng tại buổi lễ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Thái Lan công bố VietinBank là ngân hàng quyết toán phía Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận và cho phép VietinBank là ngân hàng quyết toán các giao dịch thanh toán song phương giữa Việt Nam và Thái Lan bằng mã QR. Trong quá trình xây dựng và phát triển kết nối thanh toán, Trung tâm thanh toánvà Khối công nghệ thông tin VietinBank đã phối hợp với các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NAPAS và Ngân hàng quyết toán phía Thái Lan để triển khai thành công giải pháp này vào tháng 3/2021.

Đây là một mô hình quyết toán mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc triển khai thành công "Hệ thống kết nối thanh toán bán lẻ sử dụng QR Code” đã nâng cao vai trò và vị thế thương hiệu VietinBank nói riêng, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đặc biệt là uy tín thương hiệu quốc gia.

Hệ thống này cho phép cung cấp phương thức thanh toán QR, tạo điều kiện để khách hàng hai nước có thêm phương tiện thanh toán hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển thanh toán số. Ý nghĩa đặc biệt hơn thế, đây là dự án tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại mới trong thanh toán xuyên biên giới của Việt Nam, là tiền đề để mở rộng mô hình hợp tác với các quốc gia ASEAN.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên được quảng bá trên Sendo. Ảnh tư liệu

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, bên cạnh hoạt động kết nối thương mại điện tử trong nước, Cục sẽ hướng tới tổ chức các hoạt động kết thương mại điện tử ở nước ngoài, quảng bá hàng Việt, nông sản Việt qua các kênh trực tuyến, thương mại điện tử ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt.

Công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi người trẻ phải luôn chủ động tự học hỏi.

Cơ hội việc làm, tương lai của sinh viên có thể bị ảnh hưởng rất lớn với những “dấu chân số” lưu lại trên không gian mạng và khó xóa bỏ.

Y tế thông minh là cách gọi về việc ứng dụng công nghệ để giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Giờ học Lịch sử của cô và trò Lớp 12A3, Trường THPT Lê Quý Đôn.

Những năm qua, bên cạnh việc đầu tư các trang thiết bị giáo dục, Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục