Việc xin tiền đang được kỹ thuật số hóa ở Indonesia khi những người ăn xin không còn ra đường phố nữa mà chọn cách đăng clip trên nền tảng TikTok.
|
Hình ảnh những người phụ nữ nghèo khổ tắm nước bùn bẩn để xin tiền trên TikTok tại Indonesia.
|
Ăn xin trên TikTok đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Indonesia đến nỗi chính phủ buộc phải vào cuộc để kiểm soát nó. Bộ trưởng Xã hội của quốc gia châu Á này đã chỉ đạo tăng cường nỗ lực ngăn chặn nạn ăn xin, cả trực tuyến và ngoại tuyến.
Các cộng đồng Hồi giáo ở Indonesia cũng kêu gọi công chúng nỗ lực ngăn chặn nạn xin tiền và hàng hóa miễn phí, vốn bị cấm trong đạo Hồi. Tuy nhiên, những nỗ lực trên dường như chưa đủ mạnh để chống lại làn sóng ăn xin đang bị lôi kéo bởi các tính năng tặng quà của TikTok, cho phép họ đổi quà ảo lấy tiền thật.
Nền tảng chia sẻ video phổ biến của tập đoàn Byte Dance (Trung Quốc) đã cho phép các kênh sáng tạo nội dung có ít nhất 1.000 người theo dõi được nhận quà ảo từ những người theo dõi của họ. Các món quà này sau đó có thể được chuyển đổi thành tiền thật. Đây cũng là tính năng có sẵn trên một loạt nền tảng mạng xã hội khác, song sự phổ biến của TikTok rõ ràng đã khiến nó trở thành nơi chốn hoàn hảo để những người ăn xin hoạt động.
Thay vì đi ra đường để xin tiền từ người qua đường hào phóng, những người ăn xin trên TikTok chỉ cần quay video họ thực hiện một số hành động đáng thương hại rồi đăng lên mạng xã hội và xem tiền bắt đầu chảy vào.
Một xu hướng ăn xin phổ biến ở Indonesia là các phụ nữ lớn tuổi kêu gọi lòng hảo tâm của người xem bằng cách đổ nước bùn lên mình. Hành động dội nước bùn bẩn có thể kéo dài nhiều giờ và dễ đánh vào lòng trắc ẩn của người dùng mạng xã hội. Phản ứng mạnh mẽ về vấn đề này, chính phủ Indonesia đã yêu cầu nền tảng này xóa các video tắm bùn xin tiền.
Thế nhưng, bất chấp những nỗ lực của chính quyền nhằm hạn chế sự phổ biến của nạn ăn xin trên TikTok, các chuyên gia cho rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn, do mọi người tiếp tục tin rằng họ đang làm việc tốt bằng cách trực tiếp ủng hộ cho những người ăn xin.
"Trong thế giới kỹ thuật số, cách chúng ta giúp đỡ người khác không giống như ngoài đời, chẳng hạn như tặng quà, biểu tượng hoặc tính năng”, nhà xã hội học Devie Rahmawati tại Đại học Indonesia. Vì những món quà này sau đó có thể được người ăn xin hoán đổi thành tiền.
Indonesia là quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn thứ hai trên thế giới, với 99,1 triệu người dùng, chỉ xếp sau Mỹ.
(Theo Tin tức)
Cùng với các cấp, các ngành, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đi đầu thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), góp phần cụ thể hoá Nghị quyết số 51/NQ-TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về CĐS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số”, trong Tháng Thanh niên năm nay, các cấp bộ Đoàn thành phố Yên Bái đang triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số, tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống.
Hệ thống thông tin báo cáo (VNPT VSR) tích hợp các công nghệ hiện đại cùng nhiều tính năng vượt trội đã và đang phát huy hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích tại các đơn vị như Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Tiền Giang, Thái Bình, Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc…
Ngày 23-3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có thông báo đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát để phát hiện các hệ thống bị ảnh hưởng bởi 6 lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm của Microsoft, cập nhật bản vá, tránh nguy cơ bị tấn công.