Tân Thịnh phòng, chống dịch bệnh vật nuôi bằng... nhóm Zalo!

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/7/2024 | 9:20:28 AM

YênBái - Cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, giá cả thức ăn chăn nuôi, giá bán theo từng ngày và cả giao dịch mua, bán lợn trên nhóm Zalo của xã là cách mà nhiều hộ chăn nuôi lợn tại xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái đang áp dụng để đảm bảo an toàn dịch bệnh trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Các hộ chăn nuôi lợn ở xã Tân Thịnh trao đổi mua bán thông qua nhóm Zalo.
Các hộ chăn nuôi lợn ở xã Tân Thịnh trao đổi mua bán thông qua nhóm Zalo.

Gia đình anh Phạm Trung Kiên ở thôn Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái là hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lợn đã hơn 20 chục năm. Hiện, trong chuồng của gia đình anh Kiên thường xuyên duy trì đầu đàn khoảng trên dưới 50 chục con lợn thịt và 10 con lợn nái sinh sản. Trung bình mỗi năm gia đình anh xuất bán hơn chục tấn lợn, sau khi trừ hết các chi phí cũng cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. 

Anh Kiên chia sẻ: "Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra thì công tác phòng dịch được gia đình tôi ưu tiên hàng đầu; định kỳ tiêm vắc xin đầy đủ và việc chủ động được con giống vừa đảm bảo chất lượng cũng vừa hạn chế dịch bệnh từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch tả lợn châu Phi hiện nay thì gia đình tôi tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi. Cả gia đình tôi chỉ có hai vợ chồng thay nhau vào chuồng trại để chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, tuyệt đối không cho người lạ ra vào chuồng trại. Nhất là vào thời điểm xuất bán lợn, nhờ có công nghệ thông tin nên tôi chỉ cần gửi hình ảnh hoặc video cho thương lái xem hàng. Sau khi bán xong tôi thường xuyên phun thuốc khử  trùng tiêu độc vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh”. 

Cũng như gia đình anh Kiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng là hộ chăn nuôi lợn nhiều năm nay ở xã Tân Thịnh, trung bình trong chuồng lúc nào cũng nuôi từ 50 con trở lên, trong đó có 7 con lợn nái sinh sản. Vừa qua, gia đình ông cũng đã xuất bán một lứa được hơn 1,2 tấn lợn hơi. Với giá 69 nghìn đồng/kg, gia đình ông Hùng cũng đã thu về gần 90 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng từ 20 - 25 triệu đồng. 

"Hiện nay, công nghệ thông tin và mạng internet đã hỗ trợ người chăn nuôi rất nhiều, giúp chúng tôi có thể tìm hiểu thêm về kiến thức kỹ thuật chăn nuôi, nắm bắt cập nhật những thông tin về tình hình dịch bệnh, giá cả thức ăn chăn nuôi, giá bán lợn theo từng ngày; đặc biệt là việc trao đổi thông tin mua, bán lợn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Khi có thương lái hỏi mua, tôi chỉ cần gửi hình ảnh qua Zalo cho họ. Sau khi thỏa thuận giá cả xong, tôi trực tiếp vận chuyển lợn ra bên ngoài bằng lối đi riêng để giao cho thương lái chứ cũng không cần vào tận chuồng để bắt lợn nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh” - anh Hùng chia sẻ.


Ông Trung Hải Sâm - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: Toàn xã hiện có 60 mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa, với tổng đàn khoảng trên 4.500 con. Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh, xã đã chỉ đạo cán bộ phụ trách địa chính, nông lâm của xã thành lập nhóm Zalo với tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn. 

Thông qua việc thành lập nhóm Zalo giúp các hộ chăn nuôi có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi. Đồng thời đây cũng là kênh để UBND xã triển khai các văn bản, chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh và thành phố một cách kịp thời tới các hộ dân; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch, chăn nuôi thú y đảm bảo an toàn sinh học.

Qua nhóm cũng thông tin kịp thời về tình hình giá cả thị trường thức ăn chăn nuôi, con giống và đầu ra sản phẩm để người dân có thể chủ động nắm bắt thông tin, định hướng cho kế hoạch phát triển chăn nuôi của mình. 

Trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và thực hiện kế hoạch chuyên đổi số ở các địa phương, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi của các hộ gia đình ở xã Tân Thịnh đã và đang góp phần thúc đẩy mạnh chăn nuôi bền vững, góp phần hạn chế thấp nhất những rủi ro trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Đức Toàn

Tags Tân Thịnh thành phố Yên Bái phòng chống dịch bệnh chăn nuôi công nghệ Zalo

Các tin khác
Người dân sử dụng căn cước công dân có gắn chíp đăng kí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

6 tháng đầu năm, Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận và giải quyết 156.530 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến và trực tiếp. Từ tháng 6, trên ứng dụng công dân số YenBai-S đã tích hợp thêm ứng dụng Truyền hình TV360.

Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải trang bị thiết bị đầu đọc thẻ căn cước công dân gắn chíp để người dân đến khám chữa bệnh được thuận tiện.

Xây dựng hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nâng cao hiệu suất công việc, Huyện Mù Cang Chải đã chú trọng quan tâm, phối hợp xây dựng kế hoạch chỉnh trang cáp viễn thông, quy hoạch và xây dựng mới các trạm BTS, có các giải pháp tăng cường sử dụng chung hạ tầng viễn thông…

100 cây chè cổ thụ ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc thông minh.

Từ các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cho đến cửa hàng kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống, bệnh viện, đơn vị hành chính công…, mã QR trở thành một cách thức thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng.

Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh triển khai “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, tham gia tích cực của các sở, ngành, địa phương, Đề án tiếp tục trở thành điểm sáng trong công tác cải cách hành chính, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục