Giải mã thành công lá thư 1.800 tuổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/3/2014 | 2:29:38 PM

Một lá thư có niên đại 1.800 năm tuổi, của một người lính sống ở thời La Mã cổ đại, đã được tìm thấy từ cách đây một thế kỷ. Các nhà nghiên cứu từ đó đã luôn cố gắng giải mã bức thư nhưng mãi tới hôm nay, nỗ lực này mới thành công.

Bức thư cổ 1.800 tuổi.
Bức thư cổ 1.800 tuổi.

Sau khi việc giải mã hoàn tất, người ta đã phát hiện ra câu chuyện riêng không mấy vui vẻ của người lính viết ra bức thư này.

Bức thư từng được viết bởi một người lính Ai Cập có tên Aurelius Polion. Khi viết bức thư này, Polion đang phục vụ trong quân đội La Mã cổ đại ở Châu Âu.

Trong thư, những gì mà Polion viết đã khiến người ta hiểu rằng anh và gia đình ở nhà có một sự khúc mắc chưa được giải quyết, bên cạnh đó, Polion cũng kể cho người nhà biết kế hoạch xin nghỉ phép để trở về thăm nhà sau quãng thời gian tham gia chiến đấu.


Trong bức thư này, Polion có nhắc tới mẹ (một thợ làm bánh mì) cùng các anh chị em trong gia đình. Lời lẽ mà người lính này sử dụng trong thư rất ấm áp, thân tình: “Con ở ngoài chiến trường vẫn luôn cầu nguyện để mọi người ở nhà được khỏe mạnh từ sáng tới đêm, từ ngày này sang ngày khác… Con cũng luôn quỳ lạy trước các đấng thần linh, kêu tên của mọi người để các ngài biết và chăm nom”.

Tuy vậy, vì một lý do nào đó mà “dù con đã viết thư về cho nhà nhiều lần nhưng nhà không viết thư lại cho con. Con lo lắng lắm, con viết thư nhiều như vậy mà nhà không viết thư cho con lấy một lần để con biết tình hình của mọi người…”. Trong thư, Polion cũng trách rằng mọi người ở nhà đối xử với anh quá xa cách, “như một người lạ”.

Các nhà nghiên cứu chỉ có thể giải nghĩa từng đoạn ngắn trong lá thư bởi nhiều mẩu giấy đã bị mủn mất. Tuy vậy, qua những gì được viết trong thư có thể thấy gia đình người lính này đang có những căng thẳng, rạn nứt chưa được hàn gắn.

Lá thư này đã được tìm thấy bên ngoài một ngôi đền ở thị trấn Tebtunis, Ai Cập từ hơn một thế kỷ trước. Tuy vậy, mãi cho tới hôm nay, lá thư đã gần như bị mủn hết này mới được giải nghĩa sau khi người ta sử dụng các tia la-de để có thể tạo ra hình ảnh rõ nét hơn về các ký tự được sử dụng trong thư.

 (Theo Dân Trí)

Các tin khác
Loại virus sống lại sau 30.000 năm chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Mới đây, các nhà khoa học Pháp cho biết vừa phát hiện một loài virus “khổng lồ” đã hồi sinh sau gần 30.000 năm bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia - nơi nhiệt độ trung bình năm là -13,4 độ C.

Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon.

Trung tâm Vệ tinh quốc gia vừa cho biết, sau hơn 3 tháng hoạt động trên quỹ đạo và thường xuyên phát tín hiệu về Trái đất, vệ tinh PicoDragon đã giảm dần độ cao và bị cháy khi rơi vào tầng khí quyển của Trái đất.

Tiêm thuốc GSK 744LA có thể bảo vệ con người trước nguy cơ nhiễm virus HIV/AIDS trong vòng 3 tháng.

NXB Tri thức sẽ tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu cuốn sách "Hạt Higgs và mô hình chuẩn - cuộc phiêu lưu kỳ thú của khoa học" vào 14h ngày 7-3 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục