1.000 tấn kim cương trút xuống Thổ tinh và Mộc tinh mỗi năm

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2016 | 7:59:05 AM

Các nhà khoa học Mỹ ước tính mỗi năm lượng kim cương trút xuống Thổ tinh có thể lên đến một triệu kilogram.

Kim cương hình thành giữa bầu khí quyển của Thổ tinh và Mộc tinh. Ảnh minh họa.
Kim cương hình thành giữa bầu khí quyển của Thổ tinh và Mộc tinh. Ảnh minh họa.

Kim cương hình thành từ các-bon trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Trên Trái Đất, kim cương ra đời ở độ sâu khoảng 160 km dưới lòng đất. Sau đó, những dòng magma của núi lửa đưa kim cương đến gần mặt đất, theo Tech Insider.

Tuy nhiên, trong bầu khí quyển dày đặc của những hành tinh có kích thước khổng lồ và lực hấp dẫn mạnh như Thổ tinh và Mộc tinh, áp suất và nhiệt độ cao có thể nén các-bon ở giữa không trung và tạo ra mưa kim cương.
 

Áp suất siêu lớn trên Thổ tinh cô đặc các-bon thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng. Ảnh: NASA.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học suy đoán kim cương tồn tại rất nhiều ở lõi của các hành tinh khí nhỏ hơn với nhiệt độ thấp hơn, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh. Họ tin rằng khí quyển của hai hành tinh khí lớn là Thổ tinh và Mộc tinh không phù hợp cho việc tạo ra kim cương.

Quan niệm trên thay đổi khi các nhà nghiên cứu phân tích áp suất và nhiệt độ khí quyển của Thổ tinh và Mộc tinh, sau đó lập mô hình phản ứng của các-bon. Họ kết luận mưa kim cương nhiều khả năng diễn ra trên hai hành tinh này.

Kim cương hình thành với số lượng lớn ở các khu vực lớn thường xuyên có bão sét hoành hành trên Thổ tinh, theo Kevin Baines, nhà nghiên cứu ở Đại học Madison-Wisconsin và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ. Mỗi năm, lượng kim cương trút xuống Thổ tinh có thể lên tới gần một triệu kilogram (tương đương 1.000 tấn).

"Kim cương bắt đầu xuất hiện ở dạng khí methane. Những cơn bão sét dữ dội trên hai hành tinh khí khổng lồ biến khí methane thành muội than. Khi muội than rơi xuống, áp suất tác động lên nó gia tăng. Sau khi rơi khoảng 1.600 km, muội thanh chuyển thành than chì", Baines giải thích.

Than chì tiếp tục rơi xuống. Khi hợp chất rơi qua khoảng 6.000 km và tiến sâu vài bầu khí quyển của Thổ tinh, áp suất siêu lớn cô đặc các-bon thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng.

Theo Baines, sau khi rơi qua 30.000 km, áp suất và nhiệt độ khiến kim cương không thể tồn tại ở dạng cứng mà tan thành các-bon nóng chảy.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Tiến sĩ Kip Thorne tham gia cuộc họp báo thảo luận về việc phát hiện ra sóng hấp dẫn.

Các nhà khoa học lần đầu tiên khám phá ra sóng hấp dẫn sẽ cùng chia sẻ phần thưởng Special Breakthrough Prize trị giá 3 triệu USD.

Người dân chứng kiến cơ quan chức năng, kiểm tra, chứng thực nguồn gốc hải sản.

Tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5 cho biết đã thành lập Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Giáo sư, viện sĩ Châu Văn ​Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm Chủ tịch để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết tại miền Trung.

Hôm 2/5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã giới thiệu tàu thuỷ tự hành đầu tiên và cũng là lớn nhất thế giới.

Khai mạc Festival Khoa học Huế 2016.

Hoạt động diễn ra từ ngày 28.4 - 1.5 tại TP.Huế, với hai mảng nội dung chính gồm cụm hội nghị, hội thảo khoa học và các hoạt động hướng về cộng đồng. Các hội nghị, hội thảo gồm hội nghị nghiên cứu sinh quốc tế lần 4, hội thảo về an toàn thực phẩm, hội thảo về giảng dạy sinh học tại trường PTTH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục