Lần đầu tiên tại Việt Nam, Bệnh viện (BV) Truyền máu-Huyết học thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống.
Giám đốc Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TPHCM Phù Chí Dũng cho biết: Ngày 15/5, BV tiếp nhận bệnh nhân Q.D.A (sinh năm 1992, ngụ tại tỉnh Cà Mau), được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy mono bào (JMML). Đối với bệnh lý huyết học ác tính này, phương pháp duy nhất để điều trị hiệu quả và có thể hết bệnh là dị ghép tế bào gốc tạo máu từ người cho khỏe mạnh.
Tuy nhiên, do không tìm được người cho tế bào gốc cùng huyết thống phù hợp với kháng nguyên hòa hợp tổ chức (HLA) với bệnh nhân, nên BV đã liên hệ với Trung tâm Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) để tìm người hiến tế bào gốc phù hợp.
Đến ngày 14/7, Trung tâm Tzu Chi thông báo đã tìm được ứng cử viên hiến tế bào gốc có kháng nguyên hòa hợp tổ chức phù hợp hoàn toàn với người bệnh.
Ngày 20/9, Bệnh viện đã thực hiện ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhân Q.D.A. Diễn tiến cuộc ghép được theo dõi sát bởi đội ngũ chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm ghép tế bào gốc tạo máu của BV Truyền máu-Huyết TPHCM.
Hiện tại, người bệnh đã bước sang ngày thứ 57 của quá trình ghép, sức khỏe dần ổn định. Kết quả xét nghiệm xác định tỷ lệ mọc mảnh ghép cho thấy 100% tế bào là của người hiến tặng tế bào gốc.
Theo ông Phù Chí Dũng, đây là ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam và là một bước tiến vượt bậc trong công tác điều trị, mở ra hướng đi mới và hy vọng chữa khỏi bệnh cho người bệnh mắc các bệnh lý ác tính không tìm được người cho tế bào gốc cùng huyết thống phù hợp.
Hiện nay, chi phí cho mỗi ca ghép tế bào gốc tạo máu tại Việt Nam khoảng 800 triệu đồng, trong đó bảo hiểm y tế chi trả 60%. Chi phí này chỉ bằng 1/10 so với tại Singapore và bằng 1/5 so với tại Đài Loan.
(Theo Chinhphu.vn)
Chẩn đoán sớm vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân ung thư tụy đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
VNCERT vừa có công văn khẩn yêu cầu lãnh đạo đơn vị chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện khẩn cấp các công việc theo ngăn chặn mã độc Coinhive.
Virus Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua đường ruột chứ không chỉ qua đường hô hấp như thông tin từ trước đến nay. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới công bố ngày 15/11.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Lễ trao giải thưởng quốc tế thường niên Kyoto 2017 của Quỹ Inamori vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kyoto, thành phố Kyoto, với sự tham dự của gần 1.300 khách mời, đại biểu Nhật Bản và quốc tế.