Điều chế vắc xin một mũi chống lại tất cả các chủng virus cúm

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 2:03:41 PM

Các nhà khoa học Australia cho biết đã phát hiện ra các tế bào miễn dịch có thể chống lại tất cả các chủng virus cúm được biết đến, mở ra triển vọng điều chế một loại vắc xin hiệu quả chống lại căn bệnh gây chết người này.

Bác sĩ chuẩn bị tiêm vắc xin. Ảnh minh họa
Bác sĩ chuẩn bị tiêm vắc xin. Ảnh minh họa

Theo Viện Truyền nhiễm và miễn dịch Peter Doherty và Đại học Monash của Australia, tế bào T sát thủ được tìm thấy trong một nửa dân số thế giới. Trong thí nghiệm, loại tế bào này đã cho thấy hiệu quả trong việc chống lại tất cả các chủng cúm thông thường. Điều này có nghĩa các tế bào T sát thủ có khả năng được sử dụng để điều chế một loại vắc xin cúm toàn diện loại một mũi mà không cần phải cập nhật hằng năm, và thậm chí có hiệu quả đối với những người vốn dĩ không sở hữu loại tế bào đó trong cơ thể.

Theo nhà nghiên cứu Marios Koutsakos, thuộc Viện Truyền nhiễm và miễn dịch Peter Doherty, các chủng virus cúm liên tục biến đổi để tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện ra và chúng rất đa dạng, khiến giới khoa học gần như không thể dự đoán và tiến hành tiêm chủng để ngăn ngừa chúng phát triển thành dịch.

Tế bào T là một phân lớp của bạch cầu có trong cơ thể người và có thể phát hiện ra những bất thường và khu vực nhiễm trùng trong cơ thể. Các tế bào này rất cần thiết đối với hệ miễn dịch của con người nhằm chống lại các loại virus và vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Chúng được gọi là tế bào T sát thủ duy nhất là vì chúng có thể nhắm trực tiếp và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các tế bào T sát thủ có thể chống lại các biến thể của cúm A, B và C một cách hiệu quả. 

Cúm đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những dịch cúm mùa đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mỗi năm trên toàn thế giới. Do các chủng cúm liên tục biến đổi, các công thức vắc xin phải được cập nhật thường xuyên, song hiện vẫn đang còn hạn chế. Với phát hiện được coi là "đột phá" trên, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể phát triển một loại vắc xin cúm phổ thông nhằm giảm tác động của dịch cúm trên toàn thế giới.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ai-Da có biểu cảm như con người.

Theo Reuters, các kỹ sư tại công ty Engineered Arts có trụ sở tại Cornwall, Anh đang hoàn thiện và chuẩn bị cho ra mắt một "cô” robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là Ai-Da có khả năng vẽ chân dung người.

Ca sinh 7 đầu tiên mẹ tròn con vuông ở Iraq. Ảnh chụp màn hình Daily Mail

Một phụ nữ 25 tuổi ở Iraq đã vượt cạn thành công và chào đón 7 đứa con bằng phương pháp sinh thường tự nhiên.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật tái tạo sàn hốc mắt với đường mổ nội soi hoàn toàn qua đường miệng.

Ca phẫu thuật u não bằng robot Modus V Synaptive đầu tiên tại châu Á.

Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 đã trở thành BV đầu tiên ở châu Á triển khai hệ thống robot này trong phẫu thuật thần kinh, sọ não. Đây thực sự là dấu ấn quan trọng của y khoa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục