Nghiên cứu mới nhất cho thấy, việc ăn quá nhiều thịt có thể dẫn đến tình trạng “ngộ độc protein”.
|
|
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí học thuật Dinh dưỡng và Sức khỏe đã cho thấy rằng việc ăn quá nhiều thịt hay quá nhiều protein có thể có tác động tiêu cực đến testosterone và cortisol của nam giới.
Nghiên cứu này lấy dữ liệu từ việc so sánh giữa hai nhóm tình nguyện viên là đàn ông trưởng thành thực hiện 2 chế độ ăn đối lập nhau là chế độ ăn giàu protein (nhiều thịt) và chế độ ăn giàu carbohydrate (nhiều rau củ, ngũ cốc,...). Kết quả cho thấy, những người thực hiện chế độ ăn giàu protein có mức độ testosterone suy giảm đáng kể.
Các loại hạt này là thực phẩm phổ biến giàu carbohydrate phức
Giải thích cho điều này, tác giả của nghiên cứu, nhà dinh dưỡng học Joseph Whittaker cho biết, chế độ ăn có lượng calo đến từ protein lớn hơn 35% có thể gây ra tình trạng ngộ độc protein. Việc này xảy ra khi cơ thể phân hủy quá nhiều protein, dẫn đến lượng amoniac cao và biến thành chất độc. Do đó, cơ thể sẽ ngừng sản xuất hormone, cũng như testosterone, trong khi tập trung vào việc chống lại sự ngộ độc protein.
Mặc dù vậy, nghiên cứu này không có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ hoàn toàn việc ăn thịt. Tiêu thụ một lượng protein thích hợp sẽ giúp tăng cường cơ bắp và cảm thấy no trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, chế độ ăn kiêng low-carb (ít carbohydrate ) cũng đã được chứng minh rằng có thể là một phương pháp giảm cân hiệu quả, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh.
(Theo VTV)
Chiều 22/3, Hội Khoa học kỹ thuật (KHKT) Cầu đường Yên Bái tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2021-2026 với sự tham dự của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh và 30 hội viên đại diện các chi hội.
Các nhà khảo cổ học về băng hà ở Na Uy đã phát hiện ra vũ khí và nơi ẩn náu bí mật trên một ngọn núi hẻo lánh, nơi những người thợ săn ẩn mình để săn tuần lộc hơn 1.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng carbon nâu sản sinh từ đốt sinh khối là nguyên nhân gây ra tình trạng ấm lên với mức tăng nhiệt cao ít nhất 2 lần so với carbon nâu do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Các vùng ở Nam Cực đã tăng lên 40 độ C so với mức bình thường và cùng lúc đó, ở Bắc Cực đã tăng hơn 30 độ C.