Phát hiện ngôi sao vận tốc 29 triệu km/h bay sát hố đen

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/7/2022 | 9:38:38 AM

Sao S4716 chỉ mất 4 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Sagittarius A* - hố đen siêu khối lượng với đường kính ước tính 23,5 triệu km.

Minh họa một ngôi sao bay nhanh quanh hố đen siêu khối lượng.
Minh họa một ngôi sao bay nhanh quanh hố đen siêu khối lượng.

Các nhà vật lý thiên văn phát hiện ngôi sao nhanh nhất từng ghi nhận đang bay quanh Sagittarius A* (Nhân Mã A*) - hố đen siêu khối lượng ở trung tâm dải Ngân Hà với đường kính ước tính 23,5 triệu km. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Astrophysical Journal hôm 5/7.

Ngôi sao mới được đặt tên là S4716, hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh hố đen chỉ trong khoảng 4 năm. Điều này đồng nghĩa nó đang di chuyển với tốc độ cực nhanh, khoảng 29 triệu km/h hay 8.000 km mỗi giây.

Khi bay theo quỹ đạo này, S4716 tới cách hố đen gần nhất là 100 AU (1 AU bằng khoảng 150 triệu km, xấp xỉ khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời). Khoảng cách này vẫn tương đối gần xét trong vũ trụ rộng lớn. Mặt Trời quay quanh Sagittarius A* ở khoảng cách lên tới 26.000 năm ánh sáng, mỗi năm ánh sáng tương đương với 9,5 nghìn tỷ km.

S4716 nằm trong một nhóm sao dày đặc gọi là cụm sao S quay quanh trung tâm thiên hà và hố đen siêu khối lượng của dải Ngân Hà. Các sao trong cụm này đều di chuyển cực kỳ nhanh nhưng khác nhau về độ sáng và khối lượng.

Việc phát hiện ngôi sao mới rất gần Sagittarius A* có thể thay đổi hiểu biết của con người về sự tiến hóa của dải Ngân Hà, đặc biệt là về các ngôi sao di chuyển nhanh ở khu vực trung tâm.

"Quỹ đạo ngắn của S4716 khá khó hiểu. Các ngôi sao không thể hình thành dễ dàng gần hố đen. S4716 phải di chuyển vào trong, ví dụ bằng cách tiếp cận các ngôi sao và vật thể khác trong cụm S, khiến quỹ đạo của nó bị thu hẹp đáng kể", nhà vật lý thiên văn Michael Zajaček tại Đại học Masaryk (Cộng hòa Czech) cho biết.

Florian Peissker, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Cologne (Đức), là đồng tác giả của nghiên cứu mới. Bằng cách liên tục cải tiến các kỹ thuật phân tích và kết hợp với những hình ảnh theo dõi trong 20 năm, ông cùng đồng nghiệp đã xác nhận được chu kỳ quỹ đạo cực nhanh của S4716. Có 5 kính viễn vọng dùng để theo dõi S4716 gồm NIR2 và OSIRIS của Đài quan sát Keck, SINFONI, NACO và GRAVITY thuộc hệ thống Kính viễn vọng Rất Lớn. Chúng giúp cung cấp dữ liệu chi tiết về ngôi sao mới.

"Việc một ngôi sao bay theo quỹ đạo ổn định gần và nhanh như vậy trong vùng lân cận của hố đen siêu khối lượng là điều hoàn toàn bất ngờ, cho thấy giới hạn có thể quan sát bằng kính viễn vọng truyền thống", Peissker cho biết.
(Theo VnExpress)

Các tin khác
Lối vào cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Xiaomi tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc)

Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi đã tiếp nhận và phân phối lô sản phẩm điện thoại đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra tính khả dụng của các hệ thống thông tin dự phòng như: Vô tuyến sóng ngắn (CODAN), vệ tinh Inmarsat...

Sáng 7/7, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Trấn Yên tổ chức diễn tập đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các trường hợp đặc biệt và tình huống khẩn cấp khác trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022.

Đặc nhiệm SEAL thực hành tác chiến trên tàu ngầm mini.

Đội đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ đang tiến hành thử nghiệm tàu ngầm mini MARK 11, được thiết kế để thay thế cho tàu ngầm MARK 8.

Hạt pentaquark mới được minh họa dưới dạng một cặp hadron tiêu chuẩn liên kết với nhau trong một cấu trúc giống phân tử.

Ngày 5/7, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho biết, các nhà khoc học làm việc trên Máy gia tốc hạt lớn (LHC) đã phát hiện 3 hạt hạ nguyên tử chưa từng được biết đến trước đây, gồm 1 loại hạt pentaquark mới và cặp tetraquark lần đầu tiên được quan sát thấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục