Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá Mặt trời

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/10/2022 | 10:16:02 AM

Sáng 9-10, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh khám phá Mặt trời vào vũ trụ từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (Jiuquan) ở miền Tây Bắc nước này.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo Đài quan sát Mặt trời trên không gian tiên tiến (ASO-S) rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Trung Quốc ngày 9-10
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo Đài quan sát Mặt trời trên không gian tiên tiến (ASO-S) rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Trung Quốc ngày 9-10

Vệ tinh do Trung Quốc phóng lần này có tên gọi Đài quan sát Mặt trời trên không gian tiên tiến (ASO-S), được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2D lúc 7h43 sáng 9-10 (giờ Bắc Kinh) và đã bay vào quỹ đạo theo kế hoạch thành công.

Sự kiện nói trên ghi nhận một nỗ lực tăng cường của Trung Quốc trong việc khám phá những bí ẩn của Mặt trời.

Các nhà khoa học của Viện Khoa học Trung Quốc trước đó cho biết nghiên cứu Mặt trời sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc và sự phát triển của từ trường vũ trụ, sự tăng tốc và phân bố của các hạt năng lượng và những hiện tượng vật lý khác.

Hiểu thêm về Mặt trời cũng giúp chúng ta tránh bị gián đoạn dịch vụ điều hướng và liên lạc do các hoạt động của Mặt trời, bảo vệ phi hành gia và tàu vũ trụ tốt hơn.

Ngoài Trung Quốc, Mỹ và châu Âu đã phóng hàng chục tàu vũ trụ chuyên dụng để quan sát Mặt trời, như tàu thăm dò Mặt trời Parker và STEREO.
(Theo TTO)

Các tin khác
Tàu thu giữ và lưu trữ CO2.

Một nhóm các tập đoàn từ Mỹ và Hà Lan bắt đầu thử nghiệm giải pháp dùng tàu thu giữ và lưu trữ khí CO2 trên biển.

TS Trương Văn Tiến.

Việc các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ AI của TS Trương Văn Tiến được đăng tải trên tạp chí danh tiếng Nature Machine intelligence và IEEE Robotics and Automation Letters đã được nhiều tạp chí ở Mỹ đưa tin.

Hệ thống của Rakhmatulin được tạo nên từ các thiết bị đơn giản.

Các nhà khoa học từ Đại học Heriot-Watt (Scotland) đã phát triển một hệ thống tích hợp cả tia laser và công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết vấn đề diệt gián.

Nhà hóa học người Mỹ Barry Sharpless.

Nhà hóa học người Mỹ Barry Sharpless trở thành người thứ năm trong lịch sử được trao giải Nobel hai lần. Bốn người trước đó đều được trao hai lần vào thế kỷ 20.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục