Phát hiện “sát thủ hành tinh” ngoại cỡ, có khả năng va chạm Trái Đất

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/11/2022 | 9:35:15 AM

Trong ánh sáng chói lòa của Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện ra tiểu hành tinh "có khả năng nguy hiểm" lớn nhất từ trước đến nay và đặt cho nó biệt danh "sát thủ hành tinh".

Ảnh đồ họa mô tả
Ảnh đồ họa mô tả "sát thủ hành tinh" trong ánh Mặt Trời chói lòa - Ảnh: DOE/FNAL/DECam/CTIO/NOIRLab/NSF/AURA

Theo Science Alert, tiểu hành tinh khổng lồ mang tên 2022 AP7 vừa được phát hiện có đường kính lên tới 1,5 km, là tiểu hành tinh gần Trái Đất to lớn nhất từng được phát hiện trong vòng 8 năm nay. Đáng lo hơn, nó đang ở trên một quỹ đạo có thể áp sát địa cầu trong tương lai đủ để "gây ra vấn đề".

Theo tờ Space, nếu va chạm, tiểu hành tinh này đủ sức gây nên một tác động "có thể cảm nhận trên nhiều lục địa" nên được các nhà khoa học đặt biệt danh là "sát thủ hành tinh".

2022 AP7 đã ở đó từ lâu, giữa quỹ đạo của Trái Đất và Sao Kim và đủ lớn để quan sát. Tuy nhiên, nó "ẩn nấp" giữa luồng sáng chói lòa của Mặt Trời, cũng là nơi các kính thiên văn siêu hạng né nhìn vào. Độ sáng quá mạnh của Mặt Trời có thể làm hỏng các thiết bị quang học nhạy cảm của chúng.

Nó đã được phát hiện một cách may mắn nhờ máy ảnh năng lượng tối DEC tại Đài quan sát Liên Mỹ Cerro Tolobo ở Chile, chuyên quét bầu trời trong những giờ chạng vạng, giúp phát hiện những vật thể lẩn trốn cùng kiểu 2022 AP7.

Theo nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi nhà thiên văn học Scott S. Sheppard từ Phòng thí nghiệm Trái Đất và hành tinh thuộc Viện Khoa học Carnegie, nếu "sát thủ hành tinh" này va chạm với Trái đất, nó sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với Chelyabinsk (nổ tung trên bầu trời Nga năm 2018).

Do vậy, đây sẽ là một mục tiêu mà các cơ quan vũ trụ trên thế giới cần theo dõi chặt chẽ cũng như hướng các sứ mệnh phòng thủ hành tinh vào nó.

Hiện có hơn 2.200 tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy cơ, là những tảng đá không gian di chuyển gần Trái Đất một cách nguy hiểm và đường kính lớn hơn 1 km.

Ngoài "sát thủ hành tinh", trong lần tìm kiếm này các nhà khoa học cũng tìm thấy hai tiểu hành tinh lớn khác là 2021 PH27 và 2021 LJ4, nhưng rất may mắn quỹ đạo của chúng không giao với Trái Đất.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Tơ tằm thường kém bền hơn so với loại tơ tự nhiên khỏe nhất được biết đến là tơ nhện. (Ảnh minh hoạ)

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển thành công một loại tơ tằm nhân tạo có độ bền cao hơn đáng kể so với loại tơ tự nhiên dai và có độ bền nhất.

Tháng trước, một nông dân trồng củ cải ở Cộng hòa Séc đã khai quật được một tấm vàng mỏng, nhàu nát gần 2.500 năm tuổi. Vật thể trang trí công phu này bám đầy bụi bẩn nhưng được bảo quản tốt đã được các nhà khảo cổ học tại Bảo tàng Silesian ở Opava gần đó thẩm định.

Khám và điều trị ung thư tại khu xạ trị của bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức), ngày 13/5/2021.

Việt Nam sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới kết hợp truyền thống để sản xuất vaccine phòng ung thư, theo quyết định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 25/10.

Tên lửa âm thanh của Brazil được chế tạo tại IAE. VS-30 được sử dụng trong AO thứ nhất và VSB-30 được sử dụng trong AO thứ 2 và 3. Hình ảnh thực tế của VSB-30 từ AO thứ 3, cho thấy các túi làm mát được sử dụng cho các thí nghiệm sinh học trong thời gian chờ ở bệ phóng.

Không quân Brazil (FAB) ngày 25/10 thông báo nước này đã phóng thành công tên lửa đầu tiên được sản xuất hoàn toàn trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu trong môi trường vi trọng lực và phát triển các công nghệ mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục