Tiểu hành tinh phát nổ khi tiến vào bầu khí quyển Trái Đất

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/2/2023 | 1:55:44 PM

Một tiểu hành tinh đã phát nổ vào sáng 12/2 sau khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Hình ảnh tiểu hành tinh phát nổ khi tiến vào bầu khí quyển Trái Đất.
Hình ảnh tiểu hành tinh phát nổ khi tiến vào bầu khí quyển Trái Đất.

Tiểu hành tinh phát nổ khi tiến vào bầu khí quyển Trái Đất.

Vụ nổ có thể nhìn thấy ở miền nam nước Anh, xứ Wales và miền bắc nước Pháp. Theo đó, một tiểu hành tinh nhỏ - được gọi là Sar2667, tạo ra một vụ nổ trong không khí khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Nhiều người đăng tải video vụ nổ lên Twitter sau khi chứng kiến vụ nổ. Hướng di chuyển của tiểu hành tinh Sar2667 vào bầu khí quyển của Trái Đất đã được dự báo trước đó.

Trước đó, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, vật thể đã được phát hiện và dự kiến ​​​​sẽ đi di chuyển an toàn vào bầu khí quyển Trái Đất ở miền bắc nước Pháp trong khoảng thời gian từ 2h50-3h03 (giờ GMT).

Nhà chụp ảnh thiên văn nghiệp dư Tom Williams bày tỏ sự phấn khích khi chứng kiến sự việc, cho rằng: "Kích thước vật thể vào khoảng 1m và xuất hiện sáng như Mặt Trăng trong giây lát khi nó đi vào bầu khí quyển Trái Đất".

Trong khi đó, Kade Flowers, đến từ Brighton, nói với hãng tin PA rằng: "Tôi nghĩ rằng đây là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy. Tôi thật may mắn khi ghi lại được cảnh đó trong bầu trời quang đãng".

Đây là lần thứ bảy tác động của tiểu hành tinh được dự đoán trước khi nó tiến vào bầu khí quyển Trái Đất.

"Đây là dấu hiệu cho thấy những tiến bộ nhanh chóng trong khả năng dự báo tiểu hành tinh tiến vào bầu khí quyển Trái Đất trên phạm vi toàn cầu!", ESA cho hay.

Cảnh tượng này xảy ra sau tiểu hành tinh thứ sáu đi vào bầu khí quyển của Trái Đất, trên bầu trời Ontario, Canada vào tháng 11 năm ngoái.

(Theo VTC)

Các tin khác

Chính xác những gì gây ra sự kiện này vẫn còn lẩn tránh các nhà khoa học. Nhưng lần này, các nhà nghiên cứu của NASA đang hy vọng sẽ giải quyết dứt điểm được bí ẩn.

Loài Kubanochoerus massai ban đầu được cho là một loài Châu Phi thuộc chi này, vì mẫu vật đầu tiên có chung sừng lông mày đặc trưng của chi. Tuy nhiên, gần đây, Kubanochoerus massai đã được tách ra thành chi riêng của nó, Libyochoerus.

Kubanochoerus gigas còn được gọi là lợn kỳ lân vì chúng sở hữu một chiếc sừng mọc ra từ giữa trán.

Ảnh minh họa.

Cục Viễn thông cho hay sau khi áp dụng biện pháp kỹ thuật và mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền thì tình trạng nghẽn đã từng bước được cải thiện, nhưng có thể bị chậm vào giờ cao điểm.

Hãng thông tấn SPA dẫn thông báo của chính quyền Saudi Arabia ngày 12/2 công bố kế hoạch đưa cô Rayyanah Barnawi - nữ phi hành gia đầu tiên của quốc gia Trung Đông này - lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào Quý II/2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục