Nhật Bản phát triển gan thu nhỏ từ tế bào iPS

  • Cập nhật: Thứ bảy, 19/4/2025 | 7:46:12 AM

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Osaka Nhật Bản đã trở thành nhóm đầu tiên trên thế giới tạo ra được gan thu nhỏ tinh vi từ tế bào gốc đa năng cảm ứng của con người (iPS).

Những lá gan tí hon này, được gọi là gan organoid (liver organoids), mỗi lá gan có kích thước khoảng 0,5 mm, có thể hoạt động tương đương như gan của trẻ sơ sinh. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng các organoid này có thể được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí Nature của Anh vào ngày 17/4.

Gan là cơ quan có cấu trúc rất phức tạp, với từng vùng đảm nhiệm các chức năng riêng như tổng hợp, phân giải đường và chất béo, khiến việc tái tạo gan từ tế bào iPS trở nên vô cùng khó khăn.

Để tạo ra các cơ quan nội tạng này, nhóm nghiên cứu - gồm có Giáo sư Takanori Takebe thuộc Trường cao học Y khoa của đại học Osaka - đã quyết định sử dụng bilirubin - chất được sản sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phân hủy và vitamin C vì cả hai chất này đều kiểm soát chức năng gan.

Khi các tế bào iPS và hai chất này được đưa vào một hộp chứa trong điều kiện nhất định và nuôi cấy, mô gan có cấu trúc phức tạp khoảng 0,5 mm đã được hình thành.

Trong các thí nghiệm trên chuột bị suy gan nặng, hơn 50% số chuột được cấy ghép hàng nghìn mô gan organoid vẫn sống sau 30 ngày, cao hơn nhiều so với tỷ lệ sống sót dưới 30% ở những con chuột không được điều trị như vậy.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng công nghệ sản xuất gan organoid có thể được ứng dụng để phát triển các thiết bị gan nhân tạo, chẳng hạn như dùng cho lọc máu thay thế chức năng gan.

Với kết quả này, Giáo sư Takebe cho biết, việc điều trị bằng organoid đã trở nên khá thực tế.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Thẩm phán sử dụng phần mềm

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án 'Trợ lý ảo Tòa án nhân dân', một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị không chỉ đặt mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, mà còn khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế. Một trong những chuyển động sau khi Nghị quyết ra đời là sự thay đổi trong tư duy hợp tác, các nhà khoa học bắt đầu nhập cuộc cùng doanh nghiệp, tham gia guồng quay sản xuất và đổi mới công nghệ.

Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại lễ phát động giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2025.

Bên cạnh 4 hạng mục đã có trong các mùa giải trước, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2025 có thêm hạng mục “Tôn vinh cá nhân”.

Sản xuất nhựa sinh học tại nhà máy của BUYO.

Từ thực tiễn đồng hành cùng startup, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhận thấy công nghệ tốt là chưa đủ. Những rào cản thể chế và tư duy thị trường trong nước đang khiến nhiều giải pháp tiên phong bị chững lại, thậm chí chưa thể tìm được thị trường trong chính quốc gia nơi chúng sinh ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục