Kết quả mô hình thâm canh giống lúa chất lượng cao tại Trấn Yên
- Cập nhật: Thứ ba, 29/11/2011 | 8:54:05 AM
YBĐT - Thực hiện mô hình thử nghiệm giống lúa HT6 với diện tích 2 ha tại 24 hộ ở xã Việt Thành và Đào Thịnh cho thấy, giống lúa HT6 có tiềm năng cho năng suất và các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển chung đều tương đồng hoặc cao hơn so với giống lúa HT1 đối chứng.
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của giống lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) để nhân ra diện rộng, tiến tới phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích và quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên đã đề xuất và được Hội đồng KH&CN huyện cho phép triển khai dự án khoa học cấp tỉnh uỷ quyền cho cấp huyện quản lý: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Trấn Yên”. Sau 5 tháng triển khai mô hình đã thu được kết quả rất đáng khích lệ.
Thực hiện mô hình thử nghiệm giống lúa HT6 với diện tích 2 ha tại 24 hộ ở xã Việt Thành và Đào Thịnh cho thấy, giống lúa HT6 có tiềm năng cho năng suất và các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển chung đều tương đồng hoặc cao hơn so với giống lúa HT1 đối chứng.
Ngoài ra giống lúa thuần HT6 có một số đặc điểm nổi trội hơn như: khả năng đẻ nhánh nhiều, tập trung số nhánh cao hơn 45 nhánh/m2, kết thúc đẻ nhánh trước giống HT1 là 2 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống HT1 từ 3 - 4 ngày, trỗ bông đều và tập trung, thời gian trỗ bông 5 ngày, ngắn hơn so với giống HT1 là 2 ngày (thời gian trỗ bông của giống HT1 vụ mùa 7 ngày), số bông hữu hiệu cũng cao hơn đối chứng 22 - 23 bông/m2; giống HT6 có khả năng chịu hạn khá và khắc phụ được hiện tượng vàng lá so với giống lúa HT1 và các giống lúa thuần chất lượng cao khác, hạn chế rầy nâu, bạc lá, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn cuối vụ.
Về kết quả thực hiện mô hình áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI với diện tích 2 ha tại 20 hộ ở xã Việt Thành và Đào Thịnh cho thấy phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp canh tác lúa thông thường như: SRI giảm được lượng giống từ 60 - 70 %, phân đạm giảm 15 - 20 %, tiết kiệm được 30% lượng nước tưới, tăng khả năng kháng sâu bệnh, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng giảm hơn so với canh tác lúa theo phương pháp thông thường từ 50 - 60%, tăng khả năng chống đổ, cây lúa khoẻ hơn có thể chống chịu tốt hơn trong điều kiện gió bão, năng suất tăng từ 15 - 20%.
Khả năng đẻ nhánh, số dảnh hữu hiệu của cây lúa ở ruộng SRI cao hơn rất nhiều so với ruộng đối chứng; số bông hữu hiệu và tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng cao hơn so với đối chứng; mật độ cấy càng thưa thì số hạt hạt chắc trên bông càng cao, dự kiến năng suất thực thu của phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI đạt 48 tạ/ha, cao hơn đối chứng 3 tạ/ha (phương pháp canh tác lúa thông thường đạt 45 ta/ha).
Kết quả này cho phép khẳng định việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI sẽ cho năng suất lúa ổn định, giảm chi phí về giống, nước tưới, thuốc bảo vệ thực hiện và công phun, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn.
Trang Nhung
Các tin khác
Tối 20-11, Tập đoàn Bưu chính Việt Nam (VNPT) phối hợp với Báo điện tử Dân trí và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức lễ trao giải cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm 2011 tại Cung Văn hóa, Lao động hữu nghị Việt - Xô Hà Nội.
Đúng 20 giờ tối nay 20/11, Lễ trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2011 trong lĩnh vực CNTT, Khoa học tự nhiên và Y Dược sẽ được tổ chức tại Cung văn hoá hữu nghị Hà Nội với sự hiện diện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng nhiều đại biểu đến từ các bộ, ban ngành Trung ương.
Ngày 11/11, Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã chính thức phát sóng Hệ thống truyền hình kỹ thuật số đa kênh sau hơn một năm phát sóng thử nghiệm, từ ngày 10/10/2010.
Vết đen khổng lồ trên mặt trời mà các nhà khoa học phát hiện vào tuần trước đang di chuyển tới vị trí hướng về trái đất, một diễn biến có thể khiến địa cầu hứng chịu bão từ mạnh trong tuần.