Lần đầu tiên tạo thành công tế bào gốc từ da người
- Cập nhật: Thứ ba, 30/7/2013 | 1:45:56 PM
Các nhà khoa học Mỹ mới đây thông báo đã tạo được các tế bào gốc phôi thai người từ các tế bào da bằng kỹ thuật nhân bản vô tính.
|
Đây là lần đầu tiên việc tạo ra tế bào gốc được ghi nhận là thành công, sau một loạt các nỗ lực đầy hứa hẹn trong những năm vừa qua.
Kết quả nghiên cứu kể trên được công bố trên tạp chí Cell.
Các tế bào gốc của phôi thai là những tế bào duy nhất có thể tự phân chia để tạo ra tất cả các loại tế bào chuyên biệt khác trong cơ thể con người, với tổng số khoảng hơn 200 loại.
Việc tế bào gốc có khả năng sinh sản vô hạn khiến cho việc nắm được kỹ thuật tạo ra tế bào này sẽ mang lại tiềm năng trị liệu hết sức to lớn.
Việc làm chủ được các tế bào gốc đặc biệt hứa hẹn trong việc chữa trị các căn bệnh cho đến nay được coi là không thể chữa khỏi, như bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng từng mảng trong hệ thần kinh trung ương, một số căn bệnh tim mạch và các tổn thương ở tủy sống.
Thành công của nhóm nghiên cứu tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Mỹ) tiếp nối một thành quả trước đó vào năm 2007, với việc chuyển các tế bào da của loài khỉ thành tế bào gốc bào thai.
Kỹ thuật nhân bản vô tính đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để thực hiện việc này, đó là dùng nhân các tế bào da, cụ thể trong trường hợp này là nhân tế bào da có chứa ADN của một bé sơ sinh 8 tháng tuổi, để chuyển nó vào trong các trứng mà những phụ nữ tình nguyện cung cấp. Các trứng này tạo ra các phôi thai, là nơi từ đó các tế bào gốc được chiết xuất ra.
Một ưu điểm của kỹ thuật mới này là sẽ không sử dụng các phôi thai đã được thụ tinh. Việc dùng phôi thai thụ tinh, đồng nghĩa với việc phá hủy bào thai, đặt ra các vấn đề đạo lý rất hệ trọng.
Kể từ khi con cứu Dolly vô tính đầu tiên ra đời tại Anh vào năm 1996, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật nhân bản vô tình với khoảng 20 giống loài, như dê và thỏ, song chưa bao giờ thành công trong thực nghiệm với khỉ hay các loài linh trường khác, bởi cơ chế nhân bản sinh học của chúng phức tạp hơn nhiều.
Bước tiến mới đây trong việc nhân bản vô tính để tạo các tế bào gốc của phôi thai không mở ra con đường cho việc thực hiện các kỹ thuật nhân bản vô tính với loài người.
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù kỹ thuật này được sử dụng để nhân bản vô tính các tế bào gốc (nhân bản vì mục tiêu trị liệu), về nguyên tắc phương pháp này không cho phép tạo ra được các nhân bản vô tính người (tức nhân bản vì mục tiêu sinh sản).
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Các nhà khoa học vừa phát hiện vi rút lớn nhất thế giới tại bờ biển trung tâm Chile và hồ nước ngọt gần Melbourne (Úc). Họ đề xuất một chi mới trong họ vi rút gọi là Pandora. Loại vi rút này dài 1 micro mét, có kích thước gấp đôi Megavirus từng được cho là vi rút lớn nhất trước đây với chiều dài 440 nano mét.
Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) của Mỹ đã một số thông tin về siêu phẩm Honami của Sony. Sản phẩm sẽ phát hành vào ngày 30/9 với các thông số “khủng”.
Samsung vừa công bố bắt đầu sản xuất đại trà bộ nhớ RAM LPDDR3 dung lượng 3GB dành cho smartphone. Những điện thoại đầu tiên sử dụng RAM 3GB sẽ xuất xưởng vào nửa cuối năm nay.
Các nhà khoa học Trường đại học Tokyo Nhật Bản vừa sáng chế thành công vi mạch điện tử siêu nhẹ và mỏng nhất thế giới.