Lao động học nghề đến 3 tháng được hỗ trợ 3 triệu đồng
- Cập nhật: Chủ nhật, 1/12/2013 | 9:25:16 AM
Điều này được thể hiện trong quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(Ảnh minh họa)
|
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12, đối với người tham gia các khoá học nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
Đối với người tham gia các khoá học nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng; mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định nêu trên, thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và nhu cầu của từng người lao động, nhưng không quá 6 tháng.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Năm 2013, huyện Trạm Tấu có 740 lao động có nhu cầu học nghề, đã đào tạo được 446 lao động và 90 lao động liên kết dạy nghề với mô hình điểm của tỉnh Yên Bái.
Chiều 18-11, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức họp báo thông tin về Thông tư liên tịch giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Bộ LĐTBXH vừa ban hành hai Thông tư chuẩn hóa các hợp đồng và thiết lập mức trần ký quỹ bắt buộc theo từng quốc gia tiếp nhận lao động nhằm giải quyết việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (DN) và các “chi phí ngầm” mà người lao động (NLĐ) phải trả để đi làm việc ở nước ngoài.
YBĐT - Sau hơn 3 năm triển khai công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 của Chính phủ, chất lượng nguồn lao động nông thôn ở Yên Bình đã nâng cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo tiền đề thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.