Ban hành quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/3/2021 | 6:11:13 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập (cơ sở giáo dục).

Giờ học tại trường Mầm non 20-10.
Giờ học tại trường Mầm non 20-10.

Nghị định trên quy định về: Quản lý các hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục.

Nghị định này áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non, lớp mầm non độc lập công lập (cơ sở giáo dục mầm non); trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập (cơ sở giáo dục phổ thông); cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đảm bảo chất lượng giáo dục

Theo quy định, việc quản lý trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau: 1- Thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch về chất lượng giáo dục và điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, phù hợp với loại hình nhà trường và quy định của pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; 2- Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Cơ sở giáo dục thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật được tự chủ xác định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh và địa bàn tuyển sinh.

Về tổ chức hoạt động giáo dục, Nghị định quy định cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.

Có trách nhiệm giải trình

Nghị định cũng nêu rõ, cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với xã hội, học sinh, cơ quan quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật các nội dung sau:
1- Mục tiêu chất lượng giáo dục, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.

2- Hoạt động tuyển sinh, hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; bảo đảm sự tham gia của gia đình học sinh, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.

3- Quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.

4- Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nội dung khác theo quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

(Theo Kinhtedothi)

Các tin khác
Cô giáo Đoàn Thị Nhung - Trường THPT Hồng Quang ôn luyện cho học sinh lớp 12.

Trên địa bàn huyện Lục Yên hiện có 4 cơ sở giáo dục khối THPT là các trường: THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Mai Sơn, THPT Hồng Quang và Trường Trung cấp Lục Yên với tổng số học sinh lớp 12 trên 1.000 em.

Chương trình được đào tạo theo cả hình thức trực tuyến và thực hành giảng dạy trực tiếp

Đây là chứng chỉ quốc tế về kỹ năng giảng dạy tiếng Anh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam dành riêng cho giáo viên tiếng Anh thiếu nhi, cấp độ 5/7 theo Khung chứng chỉ của Vương Quốc Anh.

Gần 40% học sinh dân tộc thiểu số toàn tỉnh được hưởng chính sách nội trú, bán trú.

Trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu 100% xã có trường mầm non, tiểu học, THCS; trung tâm cụm xã có trường THPT đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 90% xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở GD&ĐT phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức Hội thảo trực tuyến giới thiệu các bộ SGK lớp 2, lớp 6 tới các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Thực hiện lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 cho năm học 2021 - 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có những hướng dẫn triển khai cho các địa phương lựa chọn sách giáo khoa phù hợp, trong đó có những thay đổi trong thẩm quyền lựa chọn SGK.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục