Yên Bái: “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc”

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/5/2021 | 7:52:43 AM

YênBái - Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo từ năm học 2020 - 2021. Đóng trên địa bàn xã khó khăn, song Trường Tiểu học Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đã có những cách làm riêng, những sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế.

Hoạt động vui nhộn trước khi vào giờ học của cô và trò Trường Tiểu học Phúc Sơn.
Hoạt động vui nhộn trước khi vào giờ học của cô và trò Trường Tiểu học Phúc Sơn.

"Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” - đó là một khẩu hiệu lớn được viết trang trọng, treo ngay ngắn trước sảnh Trường Tiểu học Phúc Sơn. 

Cô giáo Phu Minh Diệp - Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi giới thiệu: "Đó cũng là tư tưởng xuyên suốt của chúng tôi trong nỗ lực xây dựng một ngôi trường yêu thương, an toàn và tôn trọng. Để xây dựng trường học hạnh phúc, trước hết, thầy, cô giáo cũng phải hạnh phúc trong công việc của mình, từ đó mới lan tỏa hạnh phúc đến học sinh. Do vậy thầy cô phải là người thay đổi đầu tiên. Ở đây chúng tôi luôn coi trọng sự thay đổi tích cực”. 

Vừa kết thúc câu chuyện cũng là lúc trống kết thúc giờ học vang lên, lũ trẻ ùa ra sân, các thầy cô theo những dãy hành lang về phòng chờ. Góc xa có mấy đứa trẻ nô nhau chạy xô cả vào thầy giáo, thầy nhanh tay đỡ lấy để chúng không bị ngã, đứng lên chúng cười hớn hở khoanh tay xin lỗi thầy lễ phép, còn thầy giáo mỉm cười xoa đầu, kiểm tra xem chúng có đau chỗ nào không, rồi ân cần: "Các con chậm thôi không ngã!”. 

Hình ảnh ấy thật dễ khiến người chứng kiến xúc động. Bởi cho ta cảm nhận không chỉ có tình thầy trò mà còn có cả tình thân. Chúng tôi cũng theo cô hiệu trưởng về khu vực phòng chờ của nhà trường. Không gian được chính các thầy cô thiết kế nhẹ nhàng như một quán cà phê nhỏ với những điểm nhấn là hoa văn thổ cẩm, chiếc giá sách với những cuốn như: Sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc Mông - Thái - Dao, Kỹ năng kiểm tra trường học nội bộ, Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới… 

Bên những chiếc bàn nhỏ với ấm trà thơm, tiếng nhạc du dương, các thầy cô chia sẻ với nhau về chuyên môn, gia đình, về học trò… cứ thế mọi người gần gũi nhau, cùng chia sẻ với nhau về những niềm vui, động viên nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chỉ là thay đổi cách xếp ghế ngồi, trang trí theo văn hóa truyền thống địa phương, âm nhạc nhẹ nhàng trong không gian… có thể mang tới cho giáo viên những giây phút thư giãn trước và sau giờ lên lớp, đúng là hiệu quả lớn từ những thay đổi nhỏ. 



Giao lưu bóng chuyền của các thầy cô giáo nhà trường (ảnh chụp trước ngày 28/4/2021).  

31 năm công tác trong ngành giáo dục - đào tạo, cô giáo Cao Thị Ánh Tuyết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3C chia sẻ: "Với tôi, thời điểm được công tác trong ngôi trường này rất vui vẻ và hạnh phúc. Chúng tôi bây giờ còn mong được đến trường. Mỗi ngày chúng tôi lên lớp với tinh thần thoải mái vui vẻ, sáng tạo nhiều hơn trong tiết dạy. Với học trò, mình không còn nghiêm nghị mà gần gũi hơn, tạo cho chúng niềm tin nơi cô giáo, tình cảm cô trò cũng cứ tăng dần lên theo ngày tháng”.  

"Thầy cô hạnh phúc sẽ làm thay đổi cả thế giới” - soi vào trong câu chuyện của Trường Tiểu học Phúc Sơn mới thấy rõ. Trong thế giới của em Hoàng Thị Hoài người dân tộc Thái học sinh lớp 5C thì ngoài ngôi nhà nhỏ chỉ còn trường học. Trong mắt em thầy cô là chuẩn mực, kính trọng nhưng cũng từng là điều gì đó khiến em lo sợ khi em mắc lỗi hay không làm tốt bài tập cô giao. 

Nhưng giờ với Hoài đã khác: "Khi nhà trường cho chúng em viết phiếu mong muốn với thầy cô, em đã mạnh dạn viết rằng: "Em mong thầy cô cười nhiều hơn. Em mong cô nhẹ nhàng hơn khi em phạm lỗi hay không làm tốt bài tập cô giao. Thế mà đã thành hiện thực cô ạ, như là có một phép màu vậy! Bây giờ cô giáo không trách mắng mà chỉ hỏi nguyên nhân, rồi cô cho em thời gian và lựa chọn khắc phục khuyết điểm. Em thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng và em được cô hiểu”. 

Vậy là thế giới của Hoài, của những học sinh Trường Tiểu học Phúc Sơn đã được thay đổi. Các em háo hức đến trường, nhiều em học sinh bán trú còn thích ở trường hơn ở nhà. Hoài cũng như nhiều học sinh bán trú của Trường, em thích mỗi sáng thức dậy với những bài hát vui nhộn cùng những động tác thể dục và kết thúc một ngày với bài nhảy vui nhộn không kém. Cứ như vậy, những ngày qua, thầy cô thay đổi đã làm thế giới của những đứa trẻ ở đây. Những đứa trẻ đã biết lao động, chủ động trong học tập, rèn luyện, biết cách ứng xử với những người xung quanh lễ phép và tự tin và đặc biệt chúng đều thấy vui vẻ, hạnh phúc khi ở trường.  

Khi được hỏi về cách làm, cô Diệp chia sẻ: "Không có một kịch bản nào định sẵn để xây dựng trường học hạnh phúc. Có lẽ tất cả nên bắt đầu từ chính nhu cầu, mong muốn của học sinh và giáo viên - những chủ thể của trường học”. Sau khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ chọn làm điểm xây dựng trường học hạnh phúc, Ban Giám hiệu nhà trường được tập huấn, được tham quan. Song, Ban Giám hiệu nhà trường luôn đau đáu phải làm sao để huy động được trí tuệ, sức mạnh tập thể và không được áp đặt cách làm? Nhà trường đã tổ chức một buổi hội thảo, ở đó không có một câu hỏi nào được định sẵn, chỉ một chủ đề được đưa ra đó là mỗi cán bộ giáo viên cần thay đổi gì để xây dựng được trường học hạnh phúc. 

Cô Diệp phấn khởi chia sẻ: "Cuộc trao đổi không có đại biểu chỉ có những đồng nghiệp với nhau đã diễn ra rất thành công. Mỗi cán bộ, giáo viên trên cương vị của mình đều đưa ra những việc cần làm, những điều cần thay đổi. Chúng tôi cùng thẳng thắn nhìn nhận thực trạng hiện tại của nhà trường. Cùng đi đến những giải pháp để xây dựng trường học hạnh phúc. Trong đó phải chú trọng thay đổi từ trong quản lý, chỉ đạo đến những thay đổi trong công tác giảng dạy, cần trút bỏ những áp lực gì. Rồi cứ thế chúng tôi thực hiện”. 

Nói là làm, ngay sau buổi hội thảo, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua "Xây dựng trường học hạnh phúc cho cả giai đoạn 2020 - 2025 và riêng của năm học 2020 - 2021 với những tiêu chí cụ thể rõ ràng, đặc biệt nhiệm vụ được cụ thể hóa đến từng tháng. Trên cơ sở đó, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch cá nhân, lựa chọn 20 tiêu chí phù hợp với công việc của bản thân, cụ thể việc cần làm theo tháng, theo tuần và ký cam kết cùng thực hiện. Một không khí vui vẻ, tinh thần làm việc thoải mái được thiết lập. Các lớp học, phòng chờ giáo viên, khu bán trú, bếp ăn, thậm chí cả nhà vệ sinh đều có cây xanh trang trí. Đời sống tinh thần của cả thầy cô và học trò đều được quan tâm. Thầy cô tâm huyết hơn với công việc, những sáng tạo trong giảng dạy cũng như những hoạt động của nhà trường ngày càng nhiều hơn. 

Cô Diệp cho biết: "Các thầy cô tự trao đổi với nhau rồi tự nhận những phần việc cần làm như tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh mà không cần một sự vận động nào của Ban Giám hiệu, tự phân công nhau trực bán trú, những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn gì đều được đồng nghiệp ưu tiên trong các hoạt động này. Ai cũng cảm thấy được thấu hiểu”. 

Thầy Nguyễn Cường - giáo viên mỹ thuật duy nhất của Trường với đủ 12 tiết dạy 1 tuần, song thầy luôn sắp xếp thời gian để trang trí khuôn viên, lớp học, khu bán trú một cách tự nguyện. 

Thầy chia sẻ: "Mình cũng có chút chuyên môn nên rất vui khi những bức tranh mình vẽ trên tường tại khu bán trú, những tiểu cảnh nho nhỏ trong sân trường làm các con yêu thích, hay những sắp đặt chút xíu trong phòng chờ khiến các thầy cô thoải mái hơn. Mình yêu trường mình!”… 

Cứ như vậy, các thầy cô ở đây bằng những việc làm cụ thể phù hợp với năng lực sở trường của bản thân đã góp sức xây dựng một không khí làm việc thoải mái vui vẻ, một môi trường học tập yêu thương, an toàn và tôn trọng cho trẻ.

Chia tay thầy cô và các em học trò ở Trường Tiểu học Phúc Sơn, chúng tôi mang về là những nụ cười của thầy và trò nơi đây, về những cảm xúc tình thân ấm áp. Trường Tiểu học Phúc Sơn cùng rất nhiều các trường học của Yên Bái bằng những cách làm riêng, sáng tạo đang cùng nhau xây dựng những ngôi trường hạnh phúc.

Thanh Ba

Tags Yên Bái Trường Tiểu học Phúc Sơn thị xã Nghĩa Lộ trường học hạnh phúc

Các tin khác
Thí sinh cả nước chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Tổng số thí sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên là 343.564 (chiếm 33,85%); đăng ký bài thi khoa học xã hội là 541.777 (chiếm 53,38%). Tổng số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là 3.508.718.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ đạo tuyệt đối không hoang mang nhưng cũng không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo yêu cầu điều chỉnh kế hoạch dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên. Tuyệt đối không hoang mang nhưng cũng không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ngày 11-5 là hạn cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021 của học sinh trên cả nước. Ảnh minh họa: Nguồn internet

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hôm nay (11-5) là hạn cuối cùng học sinh trên cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021. Học sinh có hai phương thức đăng ký là đăng ký bằng phiếu và đăng ký trực tuyến, nhưng các em chỉ được chọn một trong hai phương thức này.

Các doanh nghiệp phát tờ rơi tư vấn các ngành nghề trong tương lai cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX huyện Trấn Yên trong ngày hội Tư vấn hướng nghiệp năm 2021. (Ảnh: Kim Oanh)

Đến nay, toàn huyện có 25/25 trường học bậc THCS, 3/3 trường bậc THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục