Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo khắc phục việc thiếu giáo viên, mua sách cho học sinh khó khăn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/8/2022 | 10:42:05 AM

Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2022-2023 vừa được ban hành, đề cập đến vấn đề giáo viên, triển khai chương trình mới và mua sách cho học sinh khó khăn.

Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018
Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trong 12 nhiệm vụ đươc xác định là trọng tâm của năm học mới nêu trong chỉ thị, bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo ngành giáo dục tham mưu, triển khai các bước nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Trong đó chú trọng thực hiện quyết định của Bộ Chính trị bổ sung biên chế giáo viên cho năm học này, ưu tiên bổ sung cho các môn học mới để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Bộ trưởng cũng chỉ đạo việc chủ động rà soát, sắp xếp trường lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện thực tế; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với nhà giáo.

Năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, THCS. Bên cạnh việc tăng cường bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình mới, sẽ thực hiện dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, đảm bảo về cơ cấu, số lượng, chất lượng.

Cùng với việc tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các lớp 3, 7 và 10, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tiến hành thẩm định sách giáo khoa lớp 4, 8, 11, sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu địa phương, tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai chương trình mới hiệu quả.

Trong chỉ thị năm học, bộ trưởng cũng đặt ra nhiệm vụ trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách nhà nước để mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn.

Ở bậc đại học, trong năm học tới sẽ xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục đại học, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2060. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học toàn diện, thực chất, hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình trong hoạt động chuyên môn, học thuật, nhân sự, tài chính…

Các yêu cầu về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học, tăng cường hội nhập quốc tế, thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục cũng được đề cập trong chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học mới.
(Theo TTO)

Các tin khác
Giáo diện kiểm tra nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Ảnh: Chụp màn hình.

Tính đến 17 giờ ngày 19/8, cả nước có trên 941.500 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Như vậy, vẫn còn khoảng 300.000 thí sinh chưa nhập khi hệ thống đóng chức năng đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng vào 17 giờ ngày 20/8.

Ảnh minh họa

Để việc nộp lệ phi của thí sinh được thông suốt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chia thời gian nộp lệ phí xét tuyển đại học theo ba nhóm tỉnh/thành phố với các khung thời gian khác nhau.

Học sinh Hà Nội trong lễ khai giảng năm học 2021-2022.

Ngày 19-8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ban hành Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023. Chủ đề năm học 2022-2023 là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 - 2022.

Ngày 19/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. Đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục