Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/2/2023 | 8:18:11 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Theo Thông tư, trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hệ thống trường PTDTNT gồm: 1. Trường PTDTNT trung học cơ sở; 2. Trường PTDTNT trung học phổ thông; 3. Trường PTDTNT trung học cơ sở và trung học phổ thông.

5 nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú

Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường, trung học và các nhiệm vụ sau:

1. Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường.

2. Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.

3. Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

5. Theo dõi, thống kê số lượng học sinh, đánh giá hiệu quả giáo dục hằng năm và theo từng giai đoạn để xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT.

Đối tượng tuyển sinh

Thông tư nêu rõ, đối tượng tuyển sinh gồm:

Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại: Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (gọi chung là xã thôn đặc biệt khó khăn); xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

Học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm.

Các đối tượng được tuyển thẳng

Theo Thông tư, tuyển thẳng vào trường PTDTNT các đối tượng sau:

a) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người;

b) Học sinh trung học cơ sở thuộc đối tượng quy định đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học, kỹ thuật được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học phổ thông;

c) Học sinh tiểu học thuộc đối tượng quy định đạt giải cấp tỉnh trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tuyển thẳng vào học trường PTDTNT trung học cơ sở.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023.

(Theo VTV)

Các tin khác
Học sinh tham gia Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2023 tại Thanh Hóa

Ba đợt thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ diễn ra vào các ngày 10-6, 17-6, 8-7. Thí sinh tham gia sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong hai năm.

Ngày 23/2, Lễ khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 – 2023 đã diễn ra tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái.

Dịch vụ hỗ trợ học tập,

Trên mạng hiện nay xuất hiện tràn lan những dịch vụ "học hộ, thi hộ", điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học của nhiều trường đại học.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến trò chuyện với học sinh.

Năm học 2022-2023 là năm học thứ ba ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có một số môn học mới, song chưa có quy định về danh mục khung vị trí việc làm. Nhiều địa phương, nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định danh mục khung vị trí việc làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục