Bộ Giáo dục- Đào tạo giải đáp về khó khăn khi dạy các môn tích hợp bậc THCS

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 9:02:54 AM

Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn có văn bản giải đáp về việc một số địa phương gặp nhiều khó khăn, bất cập với giáo viên trong giảng dạy các môn tích hợp bậc THCS.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cử tri tỉnh Bắc Giang nêu câu hỏi: Việc thực hiện giảng dạy các môn tích hợp bậc Trung học cơ sở (THCS) còn nhiều khó khăn, bất cập đối với giáo viên. Đề nghị Bộ GD&ĐT triển khai kịp thời kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy liên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các môn tích hợp trong nhà trường.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời cụ thể. Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học cơ sở có môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lí, nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh. 

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. 

Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các nhà trường, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên.

Ngoài ra, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ GD&ĐT hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua (Công văn số 5555, Công văn số 4612) và tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới. Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức Địa lí trong các bài Lịch sử và ngược lại; kiến thức Hóa học, Sinh học trong các bài Vật lí và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm 2019 đến nay, Bộ GD&ĐT đã triển khai biên soạn tài liệu và tập huấn cho giáo viên cốt cán cả nước các modul bồi dưỡng cho giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông (do Chương trình ETEP phối hợp với các trường đại học sư phạm và các đơn vị liên quan đảm nhiệm).

Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý. 

Như vậy, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đối với mỗi giáo viên, việc dạy học những nội dung phù hợp với chuyên môn không có gì thay đổi lớn so với chương trình hiện hành. Việc thay đổi chủ yếu nằm ở kế hoạch giáo dục của nhà trường (phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu), đã được Bộ GD&ĐT hướng dẫn (Công văn số 5512, Công văn số 2613, Công văn số 3699) và được các nhà trường triển khai thực hiện.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy ban đầu có những khó khăn do quen với việc 1 giáo viên dạy 1 môn và xếp thời khóa biểu chia đều số tiết/tuần, nhưng qua một thời gian thực hiện, Bộ GD&ĐT đã kiểm tra, chỉ đạo điểm và nhân rộng, đến nay cơ bản đã được các trường trung học cơ sở thực hiện đáp ứng yêu cầu.

(Theo VTV)

Các tin khác
Học sinh các trường THPT trải nghiệm tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế. Ảnh: INT

Nhiều năm gần đây, “đánh giá định kỳ” trở nên phổ dụng, như là một “công cụ” giám sát chất lượng.

Học sinh hối hả đến một trung tâm học thêm sau một ngày học tập ở trường.

Mặc dù Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) có quy định giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa nhưng trên thực tế phụ huynh cho biết, con đang phải đi học thêm rất nhiều.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Công ty IDP Việt Nam hợp tác liên kết với IELTS Australia Pty Ltd (Australia) tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đại học đầu tiên ở miền Bắc được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS.

Thí sinh tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Mức học phí dự kiến của các trường đều được công khai trong đề án tuyển sinh đăng trên website trường. Tuy nhiên đề án tuyển sinh thường khá dài và đôi khi hơi khó hiểu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục