Phó Thủ tướng yêu cầu không để khan hiếm, thiếu sách giáo khoa

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/5/2023 | 2:36:13 PM

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 15/5/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về vấn đề học phí và sách giáo khoa cho năm học mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, về vấn đề sách giáo khoa cho năm học mới, đây là vấn đề quan trọng được phụ huynh, học sinh, các nhà trường và xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm đầy đủ sách giáo khoa, không để hiện tượng khan hiếm, thiếu sách giáo khoa cho năm học mới 2023 - 2024.

Bộ GD&ĐT cần kịp thời thông tin về tiến độ in, phát hành sách giáo khoa các lớp để nhân dân yên tâm, tạo sự đồng thuận xã hội.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, thông tin về kết quả kê khai giá sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới để các địa phương lựa chọn, đăng ký nhu cầu mua sách giáo khoa bảo đảm kịp thời.

Nghiên cứu lộ trình thích hợp về học phí giáo dục đại học, nghề nghiệp

Về vấn đề học phí, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 74/NQ-CP của Chính phủ; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 theo trình tự, thủ tục rút gọn trình Chính phủ trước 30/5/2023 để địa phương và các cơ sở giáo dục, đào tạo có căn cứ quyết định thời điểm, mức thu học phí năm học 2023 - 2024.

Trong đó Bộ GD&ĐT cần đánh giá một cách tổng thể, toàn diện để đề xuất chính sách, lộ trình thu học phí đối giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Đồng thời, có các cơ chế hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, người nghèo, yếu thế, địa bàn khó khăn để đảm bảo thực hiện chủ trương nhân văn, ưu việt của Đảng, Nhà nước trong phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Tiếp tục thúc đẩy xã hội hoá giáo dục, tự chủ đối với những cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở địa bàn có điều kiện thuận lợi. Tập trung ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển giáo dục tại khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, hải đảo. Cấp bù cho phần học phí tăng thêm của mầm non, giáo dục phổ thông công lập đối với cho các nhóm đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế; bảo đảm chế độ, chính sách, thu nhập cho đội ngũ giáo viên tại các khu vực này.

Đối với học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu lộ trình thích hợp, sớm áp dụng chính sách học phí theo hướng tính đúng, tính đủ để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp.

Đồng thời, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp (học bổng, miễn, giảm học phí), bố trí kinh phí từ các chương trình mục tiêu; triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên. Cơ chế đặt hàng nhân lực của các Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp… để không làm giảm cơ hội vào đại học, nhất là đại học chất lượng cao đối với các đối tượng chính sách, học sinh nghèo học giỏi, người yếu thế...

(Theo PLVN)

Các tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023. Theo đó, từ ngày 10/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2023, thí sinh có quyền đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.

Học sinh Trường THPT Trần Nhật Duật tích cực ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.

Thầy giáo Nguyễn Đức Cường - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhật Duật cho biết: "Ngay từ đầu năm học nhà trường đã duy trì công tác ôn tập cho học sinh, trong quá trình ôn tập thường xuyên đánh giá, điều chỉnh phương pháp ôn tập cho phù hợp. Trong tháng 5 này, nhà trường sẽ phối hợp với 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh tổ chức thi thử lần 2 chung. Lần thi thử này sẽ đánh giá một lần nữa thực lực của các em, lọc những học sinh còn yếu, kém để giáo viên bổ trợ thêm kiến thức, đảm bảo khả năng thi tốt nghiệp đạt kết quả cao nhất”.

Thí sinh làm thủ tục dự kỳ thi đánh giá năng lực.

Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) mới đi được một nửa chặng đường nhưng trên mạng xã hội đã xuất hiện vô số chiêu trò nhằm lôi kéo thí sinh vào “ma trận” luyện thi.

Đại diện các đơn vị và đại diện gia đình ký giao kết sử dụng số tiền ủng hộ .

Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Yên Bái vừa phối hợp với phường Yên Ninh tổ chức Chương trình trao hỗ trợ cho các em học sinh thuộc diện nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hiện đang sinh sống tại tổ dân phố số 1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục