Đề xuất tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh miền núi lên 900.000 đồng/tháng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 9/7/2023 | 7:36:40 AM

Mỗi học sinh, học viên bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo... có thể được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng.

Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ đối với trẻ em tại nhà trẻ bán trú.
Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ đối với trẻ em tại nhà trẻ bán trú.

Thông tin trên là đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.

Theo đó, mỗi học sinh, học viên bán trú được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng (được hưởng không quá 9 tháng/năm học). So với hiện tại, mức này tăng 20%.

Ngoài tiền ăn, những học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) sẽ được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng (không quá 9 tháng/năm học).

Mỗi học sinh, học viên cũng được được 15 kg gạo mỗi tháng, được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đề xuất mức hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ đối với trẻ em tại nhà trẻ bán trú, mỗi tháng 360.000 đồng (không quá 9 tháng/năm học).

Đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học, trong năm học, các em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc sẽ được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh giỏi được thưởng 600.000 đồng/học sinh. Ở mỗi cấp học, các em được cấp chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1,08 triệu đồng/học sinh.

Mỗi năm học, học sinh cũng được cấp 2 bộ quần áo đồng phục, học phẩm và các dụng cụ học tập với mức kinh phí 1,08 triệu đồng/học sinh.

Ngoài ra, các em nhận tiền tàu xe 2 lần một năm, được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng (không quá 9 tháng/năm học). Học sinh năm cuối cấp THPT được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Hiện dự thảo trên vẫn trong quá trình lấy ý kiến. Nếu được thông qua, chính sách sẽ được áp dụng từ năm học 2024-2025.

(Theo VTC)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Bình làm việc với đoàn.

Ngày 8/7, UBND huyện Yên Bình đã có buổi làm việc với Đại học Thái Nguyên về việc thống nhất nội dung “Chương trình đại học đặc biệt” tuyển sinh đào tạo hệ đại học ngành nông nghiệp công nghệ cao cho học sinh sau tốt nghiệp lớp 12.

Hiện nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đối với các phương thức xét tuyển sớm.

Một buổi tuyên truyền về tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh ở Trường THCS Khao Mang.

Năm học 2022 - 2023, huyện Mù Cang Chải đã có 1.840 học sinh khối THCS và THPT được tư vấn hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

Em Trương Bích Thảo đã làm nhiều đề thi từ dễ tới khó.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái năm học 2023 - 2024 đã gọi tên 11 thủ khoa. Thành tích ấn tượng của các em chính là sự nỗ lực của quá trình dài phấn đấu và mỗi thủ khoa lại có một bí quyết rất riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục