Từ năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi trong xét tuyển đại học

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/12/2023 | 9:23:57 AM

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với bốn môn thi trong đó có hai môn bắt buộc là toán, văn và hai môn tự chọn, một số trường đại học dự kiến thay đổi cách thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP.HCM.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP.HCM.

Thậm chí có trường loại bỏ hoàn toàn phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp trong xét tuyển vào trường từ năm 2025.

Với phương án tuyển sinh dự kiến năm 2025 vừa công bố, Trường đại học Nha Trang trở thành trường đầu tiên bỏ phương án sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Thay vào đó, trường xét tuyển theo phương thức kết hợp học bạ và điểm thi đánh giá năng lực. 

Cụ thể, trường lấy điểm của học sinh ở một số môn nhất định trong ba năm THPT, tùy theo ngành đào tạo và phải đạt yêu cầu tối thiểu do trường công bố hằng năm. Với điểm thi đánh giá năng lực, trường tập trung vào khả năng toán (toán, suy luận logic và xử lý số liệu), ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) và khoa học (giải quyết vấn đề).

Phương án thay đổi cách sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cũng được nhiều trường tính tới. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã phân ban, thí sinh chọn các môn học phù hợp với thế mạnh của mình. Do đó, việc thi bốn môn như vậy sẽ không có tác động nhiều. 

Về phương án thi tốt nghiệp bốn môn từ năm 2025, gồm hai môn bắt buộc và hai môn tự chọn, trao đổi với báo chí, lãnh đạo cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết số thí sinh muốn thi 3-4 môn tự chọn không nhiều và điều này nếu có cũng gây lãng phí. 

Về xét tuyển đại học, mỗi thí sinh cùng lúc sử dụng nhiều tổ hợp để xét tuyển vào cùng một ngành có thể sẽ gây mất công bằng. Do đó, trước mắt, thí sinh chỉ được thi hai môn bắt buộc và hai môn tự chọn. Đây cũng là phương án có lợi cho số đông, tiết kiệm thời gian, công sức, giảm chi phí và áp lực.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, việc giới hạn tối đa hai môn tự chọn có thể sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong lựa chọn tổ hợp xét tuyển cũng như cơ hội trúng tuyển đại học của thí sinh. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện tại gồm ba môn bắt buộc toán, văn, ngoại ngữ và một bài thi tự chọn với ba môn thi thành phần, mọi thí sinh đều có thể kết hợp các môn thi để tạo ra một hoặc cả chục tổ hợp xét tuyển khác nhau. 

Trên cơ sở này, thí sinh chọn một hay một số tổ hợp có điểm cao để xét tuyển. Trong khi đó, từ năm 2025, một số thí sinh chỉ có thể xét tuyển duy nhất một tổ hợp trong khi nhiều thí sinh khác có thể xét tuyển bằng năm, bảy tổ hợp khác nhau.

Theo quy định hiện nay, mỗi tổ hợp phải có môn toán hoặc văn hoặc cả hai môn này. Thí sinh xác định tổ hợp xét tuyển dựa trên thế mạnh của mình. Như vậy, nhóm thí sinh có thế mạnh và xét tuyển các tổ hợp truyền thống như toán - lý - hóa, toán - hóa - sinh, văn - sử - địa sẽ chỉ có đúng một tổ hợp xét tuyển. 



 YBĐT (Theo TTO)

Các tin khác
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho 5 cá nhân.

Ngày 16 và 17/12/2023, Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh Yên Bái tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Phó Chủ tịch nước và đoàn học sinh giỏi quốc tế năm 2023

Chiều 15-12, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gặp mặt, tuyên dương đoàn học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023.

Đoàn học sinh Việt Nam dự thi Oympic hóa học quốc tế năm 2023.

Năm 2023, Việt Nam có 7 đoàn, gồm 36 lượt học sinh, tham dự Olympic khu vực và quốc tế. Tất cả đều đạt giải với 32 huy chương và 4 bằng khen.

Cô, trò đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lí năm học 2023 - 2024, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2023 - 2024 tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra từ ngày 3/1 đến hết ngày 7/1/2024 tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục