Chấn chỉnh công tác bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2024 | 3:08:44 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 1081/BGDĐT-NGCBQLGD gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục đại học công lập về việc tổ chức, triển khai bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh viên chức trong các cơ sở giáo dục.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), qua công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức và triển khai bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) viên chức trong các trường được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, Bộ GD&ĐT ghi nhận: Đa số các trường thực hiện công tác bồi dưỡng nghiêm túc, chất lượng; học viên tham gia bồi dưỡng đầy đủ, nghiêm túc; công tác bồi dưỡng đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Tính đến tháng 12/2023, có 56 trường đại học và cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức ngành giáo dục. Trong đó có 36 đơn vị được các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng.

Ngoài các ưu điểm trên, việc tổ chức và triển khai công tác bồi dưỡng vẫn còn có một số hạn chế như công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý/giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức trong các cơ sở giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên; các điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức có trường thực hiện chưa tốt, còn để xảy ra tình trạng tiêu cực trong việc cấp phát chứng chỉ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 

Để tổ chức và triển khai công tác bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập đảm bảo chất lượng và đúng quy định, Bộ GD&ĐT đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiếp tục thực hiện việc giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức giảng dạy cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc thẩm quyền quản lý đúng quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 101. 

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tổ chức và triển khai bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, trường cao đẳng sư phạm, Bộ GD&ĐT đề nghị: Thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức và triển khai bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Rà soát điều kiện thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo đúng quy định; Biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN phù hợp cho từng đối tượng bồi dưỡng và cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập; Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN; Quyết định danh sách học viên nhập học; quản lý quá trình học tập, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên; Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN cho từng đối tượng theo đúng quy định hiện hành. 

Bên cạnh đó, phối hợp với các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN; Tuyển sinh và tổ chức lớp học đảm bảo các yêu cầu về việc bồi dưỡng đúng quy định và chất lượng bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và báo cáo Bộ GD&ĐT về công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN trước ngày 30 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Thi mấy môn để vào lớp 10 luôn là vấn đề phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm.

Đã có khoảng 30 tỉnh, thành chốt số môn thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025, hầu hết đều thi 3 môn, chưa địa phương nào thi 4 môn.

Việc chậm phát gạo đã gây khó khăn cho các trường PTDTBT trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về việc thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú; trong đó mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, gạo hỗ trợ cấp chậm. Các trường phổ thông dân tộc bán trú ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái đang giải quyết khó khăn tạm thời để đảm bảo phục vụ học sinh.

Quang cảnh Hội nghị.

Vừa qua, tại Hà Nội diễn ra hội nghị hợp tác về giáo dục giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục