Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát các trường liên kết với nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/3/2024 | 7:27:59 AM

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Trường quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên.
Trường quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên.

Theo văn bản, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục; hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được triển khai trong nhiều năm qua, được quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, được cụ thể hóa tại các nghị định của Chính phủ.

Các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả tích cực; tạo cơ hội học tập cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT khi tham mưu, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về thành lập, cho phép hoạt động của các cơ sở giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, pháp nhân và các yếu tố liên quan khác theo quy định.

Yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai chương trình giáo dục tích hợp, liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trường hợp thực hiện không đúng quy định, phải xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có).

Phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học viên; lưu ý cha mẹ học sinh, học viên tìm hiểu kỹ lưỡng về những lợi ích khi tham gia góp vốn đầu tư, cũng như các hình thức đóng học phí và những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các cơ chế, hình thức đó.

Trước đó, tại Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) - TP Hồ Chí Minh xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên. Bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường thừa nhận, nguyên nhân giáo viên không đến trường vì bị nợ lương, nợ bảo hiểm.

Hiện bà Nguyễn Thị Út Em đã bị cấm xuất cảnh, trường bị đình chỉ tuyển sinh trong năm học tới.

(Theo VTV)

Các tin khác
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoàn công tác của nhà trường đã thăm và làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục