Thông tin những điểm mới kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2025-2030

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/10/2024 | 3:34:50 PM

Ngày 31-10, Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết, giai đoạn 2025-2030, kỳ thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy, giai đoạn sau 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính tại nơi có đủ điều kiện.

Bộ GD-ĐT dự kiến giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện.
Bộ GD-ĐT dự kiến giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện.

Ngày 31-10, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tập trung các nội dung chính: công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp; chuẩn bị từ xa, từ sớm, chu đáo cơ sở vật chất, trang thiết bị đến nhân lực; quá trình tổ chức triển khai kỳ thi; công tác phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo với các lực lượng ngoài ngành giáo dục; công tác truyền thông.

Về định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm từ 2025, theo Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, mục đích tổ chức, đối tượng dự thi, hình thức thi, thời gian tổ chức thi tương tự như giai đoạn 2020-2024.

Nội dung thi bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là lớp 12. Mỗi thí sinh thi 4 môn thi, trong đó có hai môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn trong số các môn còn lại học ở lớp 12.

Đề thi có cấu trúc định dạng mới, tăng cường độ phân hoá. Việc xét công nhận tốt nghiệp sẽ sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình ba năm học ở bậc trung học phổ thông theo tỷ lệ 50-50.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, tất cả các thí sinh đều có thể đăng ký trực tuyến, kể cả thí sinh tự do; chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi nhưng không quy đổi thành điểm 10…

Dự kiến, giai đoạn 2025-2030, kỳ thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy, nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện.

Đến khi tất cả các địa phương trên cả nước có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra các trường học khắc phục hậu quả sau lũ.

Giáo dục đang trải qua những biến chuyển mạnh mẽ để thích ứng với yêu cầu phát triển thời đại mới. Tỉnh Yên Bái cũng không đứng ngoài xu hướng đó. Để hiểu rõ hơn về những nỗ lực và chiến lược đổi mới giáo dục tại địa phương trong thời gian qua, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh.

Dự thảo Luật Nhà giáo được Chính phủ hoàn thiện và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8. Một trong những vấn đề lớn đặt ra trong dự thảo Luật đó là có chính sách thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn.

Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm 9 chương, 50 điều, với nhiều điểm mới.

Ảnh minh họa.

Từ năm học 2024-2025, học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông không còn xếp loại học lực theo điểm trung bình các môn học, đồng nghĩa với đó sẽ không còn xếp học lực giỏi, trung bình, yếu, kém.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục